Wednesday, November 27, 2024

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Cần thúc đẩy tái cấu trúc tài chính toàn cầu

Vào tuần tới, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ tổ chức một cuộc họp liên quan đến nội dung xung đột và lạm phát. Trong bối cảnh đó, các nhà vận động đang thúc đẩy tái cấu trúc tài chính toàn cầu để giúp các nước ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Cần thúc đẩy tái cấu trúc tài chính toàn cầu

Lũ lụt tàn phá Pakistan vào năm 2022 là một trong những thảm họa khí hậu lớn trên toàn cầu trong những năm gần đây

Các tổ chức tài chính hành động chống BĐKH

Vài năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những đợt nắng nóng làm khô héo cây trồng, hạn hán và lũ lụt ở các vựa lúa mì quan trọng trên toàn cầu.

Tại Pakistan, nền kinh tế vốn đã gặp khó khăn sau nhiều năm biến động chính trị, giá năng lượng toàn cầu tăng cao và lũ lụt thảm khốc xảy ra hồi năm 2022 đã đẩy nền kinh tế này đến bờ vực.

Các nước đang phát triển cũng mất phần lớn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm do tác động của biến đổi khí hậu. Có thể thấy, thế giới đang “bùng cháy” và “chết đuối” trong cùng một năm, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu.

Trước tình hình này, Bối cảnh tài chính Bretton Woods đã được tạo ra để giúp tái thiết các quốc gia bị tàn phá bởi Chiến tranh thế giới thứ 2 và thúc đẩy thương mại, cũng như phát triển toàn cầu.

Hiện nay, nếu kết hợp các cuộc khủng hoảng lại với nhau, thế giới dường như vừa trải qua một cuộc chiến. Trong số những cuộc khủng hoảng đó, biến đổi khí hậu hiện là nguy cơ nghiêm trọng nhất và lâu dài nhất. Nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Để khắc phục điều này, các tổ chức tài chính đã bắt đầu hành động. Trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tạo ra một Quỹ tín thác về khả năng phục hồi và bền vững dựa trên khoản vay mới để giúp các nước nghèo hoặc dễ bị tổn thương thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

 

WB cho biết, năm 2022, họ đã cung cấp khoản hỗ trợ kỷ lục 31,7 tỷ USD để giúp các quốc gia giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bắt đầu soạn thảo lộ trình để thay đổi.

Dù vậy, ngay cả khi các quốc gia giàu có không đạt được mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển đầu tư vào năng lượng sạch và tăng cường khả năng phục hồi trước các tác động của khí hậu, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi phí thực sự đã vượt qua con số đó. Để ứng phó với khủng hoảng khí hậu, đến năm 2030, mỗi năm thế giới sẽ cần hơn 2.000 tỷ USD.

“Nếu không có tài chính, không thể giải quyết khủng hoảng khí hậu”

Cũng liên quan đến biến đổi khí hậu, giới chuyên gia cho biết, các nước đang phát triển đang “gồng mình” tìm kiếm các nguồn lực cần thiết để ngừng đốt nhiên liệu hoá thạch làm nóng hành tinh, đồng thời cũng chuẩn bị công tác ứng phó với các thảm hoạ khí hậu có thể xảy ra trong tương lai. Đồng thời, các quốc gia cũng phải đương đầu với chi phí gia tăng, nợ nần chồng chất và sự xuất hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì khi các mối căng thẳng toàn cầu gây nên do xung đột giữa Nga và Ukraine và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn còn rất phức tạp.

Dù vậy, Thủ tướng Barbados Mia Mottley, người đứng đầu đảo quốc Caribe, nơi đang bị bão và nước biển dâng đe doạ đã phát biểu trước các lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 ở Ai Cập: “Tôi tin tưởng chúng ta có kế hoạch để ứng phó với tình trạng này”.

Với tên gọi Sáng kiến Bridge Town, những ý tưởng mà bà Mia Mottley đưa ra bao gồm yêu cầu IMF cung cấp khoản đầu tư hàng tỷ đến hàng nghìn tỷ để cắt giảm ô nhiễm carbon, cũng như đánh thuế vào lợi nhuận từ nhiên liệu hoá thạch với mục tiêu giảm bớt những tác động kinh tế gây nên do biến đổi khí hậu.

Trong một ý kiến có liên quan, Tổng thống pháp Emmanuel Macron đã chấp nhận thúc đẩy cải cách và sẽ tìm cách duy trì động lực trong nước thông qua thảo luận trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh về tài chính khí hậu diễn ra vào tháng 6 tới, trước các cuộc họp của WB và Hội nghị nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp quốc diễn ra vào cuối năm nay.

Các chuyên gia khoa học khí hậu của Liên Hợp quốc cho biết, so với thời kỳ tiền công nghiệp, hiện không còn nhiều thời gian để đầu tư vào những thay đổi nhằm hạn chế sự nóng toàn cầu lên ở mức 1,5 độ C.

Hiện, thế giới đang đi chệch hướng, gây rủi ro với những chi phí rất lớn cho tự nhiên, xã hội loài người và nền kinh tế toàn cầu.

Trưởng phòng chiến lược chính trị toàn cầu của nhóm chiến dịch Mạng lưới hành động khí hậu Harzeet Singh nhấn mạnh: “Nếu không có tài chính, chúng ta không thể giải quyết khủng hoảng khí hậu”.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img