Friday, January 17, 2025

”Đời bất thường của một đứa bềnh thường” của nhà văn Khương Diệp Anh có gì lạ?

Sử dụng ngôi kể thứ nhất, ‘ời bất thường’ của một đứa ‘bềnh thường’ của nhà văn Khương Diệp Anh dẫn độc giả đi thẳng vào thế giới của “teen code” (cách nói chuyện kiểu tuổi dậy thì đang thịnh hành) với lối suy nghĩ đặc trưng của lứa tuổi “trẻ trâu” hiện nay.

 

Đời “bất thường” của một đứa ‘”bềnh thường” cũng là lần thứ hai, tác giả Khương Diệp Anh cho ra mắt cuốn sách về đề tài thiếu nhi. Khác với cuốn Nhật ký Bông Bủm trước đây, “Đời bất thường” của một đứa “bềnh thường” xoay quanh câu chuyện của cô bé tên Bí (đang ở độ tuổi 10+), một nhân vật hướng nội và mờ nhạt điển hình, luôn viết tất cả những câu chuyện diễn ra hàng ngày vào cuốn nhật ký bí mật, mà theo cô bé thì phải “thân lắm mới cho đọc”.

Nhà văn, nhà báo Khương Diệp Anh xuất thân từ trường Sân khấu Điện ảnh nhưng chị lại rẽ sang nghề báo và dành thêm thời gian để thử sức với nghề biên kịch phim truyện, phim tài liệu

Nhà văn, nhà báo Khương Diệp Anh hiện đang công tác tại Tạp chí Tiếp thị & Gia đình. Xuất thân từ trường Sân khấu Điện ảnh nhưng chị lại rẽ sang nghề báo và dành thêm thời gian để thử sức với nghề biên kịch phim truyện, phim tài liệu. Những tác phẩm đã xuất bản của chị từng được chuyển thể thành phim truyền hình như cuốn Tôi yêu em ả đàn bà hư hỏng chuyển thể thành phim truyền hình Tái sinh do NSND Khải Hưng làm đạo diễn, cuốn sách mới nhất Đời “bất thường” của một đứa “bềnh thường” do NXB Hội nhà văn ấn hành, với đề tài tuổi dậy thì cũng đang được nữ nhà văn chuyển thể thành phim truyền hình dài tập. 

Bí trong cuốn sách là nhân vật đại diện cho phần lớn các trẻ em ở độ tuổi dậy thì, mà theo như cô bé kể thì cô bé không có gì nổi bật, rất “bềnh thường” như bao đứa trẻ ở độ tuổi này. Bí cũng gặp nhiều áp lực với gia đình, bạn bè và trường học khi mọi người đều có những tiêu chuẩn để áp đặt lên những đứa trẻ bình thường như cô phải cố gắng để trở thành “con nhà người ta” trong truyền thuyết để cha mẹ, thầy cô được tự hào, bạn bè ngưỡng mộ.

Thế giới của Bí không chỉ là áp lực của việc phải cố gắng hoàn thiện bản thân mà cô còn phải chứng kiến rất nhiều những câu chuyện mâu thuẫn của các thế hệ (ông bà với cha mẹ, cha mẹ với con cái) và chuyện cha mẹ “cơm không lành, canh không ngọt”. Những va chạm thường ngày giữa những người thân sống chung một mái nhà khiến Bí nặng lòng và có nhiều dòng suy nghĩ riêng, Bí thường không dễ chia sẻ mà chọn cách ghi vào nhật ký.

Bí trong sách là nhân vật đại diện cho phần lớn các trẻ em ở độ tuổi dậy thì, mà theo như cô bé kể thì cô bé không có gì nổi bật, rất “bềnh thường” như bao đứa trẻ ở độ tuổi này

Để “đi vào suy nghĩ của tuổi nổi loạn”, nữ nhà văn chia sẻ chị phải tìm hiểu và nghe rất nhiều các câu chuyện của các cô bé, cậu bé độ tuổi này, quan sát và chắt lọc các chất liệu để xây dựng nên một nhân vật phổ biến nhất trong thế hệ Gen Z – Một nhân vật bình thường, thiếu nổi bật, không có gì xuất sắc và phải chịu rất nhiều áp lực từ kỳ vọng của gia đình và xã hội.

Lý giải cho việc chọn xây dựng một nhân vật hết sức bình thường và không có gì nổi bật, tác giả mong muốn các bậc làm cha mẹ hãy giảm kỳ vọng vào con cái và đặt lên vai chúng nhưng áp lực mà ngay bản thân cha mẹ cũng chưa thực hiện được. Giảm kỳ vọng không có nghĩa là buông xuôi, để mặc con tự lớn mà cha mẹ nên đồng hành, động viên và giữ kết nối với con, ngay cả khi con không được giỏi giang, xuất sắc như “con nhà người ta”.

Nhà văn Khương Diệp Anh cho biết, cuốn sách viết cho tuổi dậy thì nhưng lại dành cho các bậc phụ huynh là chính. Thông qua nhật ký của nhân vật Bí, cha mẹ sẽ thấu hiểu và tôn trọng những suy nghĩ của con cái, nhất là khi con đang ở độ tuổi muốn chứng tỏ bản thân, muốn được lắng nghe và muốn được mọi người coi trọng.

Thông qua nhật ký của nhân vật Bí, cha mẹ sẽ thấu hiểu và tôn trọng những suy nghĩ của con cái, nhất là khi con đang ở độ tuổi muốn chứng tỏ bản thân, muốn được lắng nghe và muốn được mọi người coi trọng

Việc nuôi dạy con ở độ tuổi dậy thì với các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ cũng gặp không ít khó khăn, bởi ngoài việc chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm dạy con trên mạng xã hội thì cha mẹ cũng thường xuyên mua các đầu sách về độ tuổi này về đọc, nhằm hiểu con và kết nối với con nhiều hơn, ồng hành cùng con bước qua giai đoạn “khó chiều” này.

Đời “bất thường’ của một đứa “bềnh thường” có lối kể chuyện đậm đặc “teen code” thế hệ Gen Z. Nhà văn Khương Diệp Anh hài hước chia sẻ chị phải dùng cánh cửa thần kỳ của Doraemon để trở lại lứa tuổi này, hóa thân vào nhân vật Bí để kể lại những câu chuyện về tuổi nổi loạn mà khi đọc sách, hẳn nhiều bậc phụ huynh và các em sẽ cảm thấy thú vị và … bất ngờ. 

 
 

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img