Wednesday, November 27, 2024

Cần Thơ: Tập trung xây dựng và triển khai ứng phó khô hạn, xâm nhập mặn

Tại TP. Cần Thơ, để chủ động các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.

Cần Thơ: Tập trung xây dựng và triển khai ứng phó khô hạn, xâm nhập mặn

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

TP. Cần Thơ, để chủ động các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra, thành phố đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Bên cạnh đó, TP. Cần thơ đã thiết lập các trạm đo mặn phục vụ công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, với 2 trạm đo mặn cố định và 1 trạm đo mặn lưu động trên sông Hậu thuộc địa bàn quận Cái Răng.

Ðài Khí tượng thủy văn Cần Thơ tổ chức đo đạc, giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn để hướng dẫn người dân lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất một cách phù hợp nhất.

Ngoài ra, TP.Cần Thơ còn tổ chức theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Tổ chức kiểm tra, vận hành các hệ thống công trình thủy lợi hợp lý, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh…

Ðặc biệt, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ quản lý, tập trung khai thác có hiệu quả từ Dự án nâng cao khả năng chống chịu của TP. Cần Thơ để ứng phó xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu gây ra, với các trạm quan trắc môi trường, chất lượng nước tại các sông chính trên địa bàn. Kết quả quan trắc, cảnh báo mặn xâm nhập từ các trạm quan trắc này sẽ được kịp thời cung cấp cho đơn vị chức năng, người dân trên địa bàn ứng phó…

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ đầu tháng 4/2023 đến nay, mưa xuất hiện trên đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), với lượng mưa trung bình 15-25mm. Mưa xuất hiện trên diện rộng đã bổ sung nguồn nước ngọt, hạn chế khô hạn, xâm nhập mặn trong khu vực. Cụ thể, tại vùng thượng nguồn ÐBSCL, bao gồm tỉnh An Giang, Ðồng Tháp, thượng nguồn tỉnh Long An, Kiên Giang và TP. Cần Thơ nguồn nước đảm bảo, ngoại trừ các vùng núi cao thuộc huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Bên cạnh đó, tại vùng giữa ÐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP. Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Ðồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, tháng 4 mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 40-55km. Gió chướng mạnh có thể làm mặn vào sâu 45-60km làm ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống lấy nước.

Còn tại vùng ven biển ÐBSCL, bao gồm tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang được xem là có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt ở vùng này. Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn. Tháng 4 mặn vào sâu 40-60km và gia tăng chủ yếu khu vực sông Vàm Cỏ, mặn có thể xâm nhập 65-75km.

Vì vậy, các địa phương trong vùng ĐBSCL cần tăng cường công tác giám sát mặn và cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để kịp thời ứng phó. Ðồng thời, các địa phương cần chú ý vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn để lấy nước, kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước tưới, sử dụng nước tiết kiệm ở vùng khó khăn về nước do thời tiết nắng nóng và mặn còn duy trì cao vào các kỳ triều cường trong tháng 4 này…

Dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ nay đến cuối tháng 4, tại ÐBSCL mưa có khả năng xuất hiện nhiều nơi. Do đó, trong tháng 4 mặn có xu thế giảm trên các cửa sông Cửu Long.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img