Giải pháp nào giúp huyện Điện Biên hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế?

ông Bùi Hải Bình, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên

Theo báo cáo quý I năm 2023 cho thấy, huyện Điện Biên đã hoàn thành công tác giao chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội (KT, XH)… và dự toán ngân sách năm 2023. Cụ thể, tổng diện tích cây trồng nông nghiệp toàn huyện là 7.754,6/21.401,9 ha đạt 36,23% KH… Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 622,42 ha; tổng sản lượng toàn huyện là 319,53 tấn đạt 26,36% KH. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt: 557,334 tỷ đồng, đạt 31,44% KH. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng ước đạt 62.398 triệu đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (giá hiện hành) ước đạt 953,554 tỷ đồng, đạt 30,25% KH. Tổng thu ngân sách huyện ước đạt 195.262 triệu đồng, đạt 20,42 %KH. Đặc biệt, trong quý huyện đã kêu gọi thu hút được 03 dự án với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng (01 dự án Đồ án quy hoạch chi tiết KĐT Thanh Xương; 01 dự án khu dân cư, dịch vụ thương mại tại xã Thanh Hưng và xã Thanh Chăn; 01 dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn, bột dong Điện Biên).

Hoá giải thách thức

Trao đổi với DĐDN, ông Bùi Hải Bình, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên cho biết: Một trong những giải pháp giúp huyện Điện Biên hoá giải những khó khăn, thách thức về kết cấu hạ tầng, nguồn lực, thiên tai, dịch bệnh… và có sự tăng trưởng ấn tượng trong quý I bởi, ngay từ đầu năm huyện tập trung chỉ đạo, đa dạng hóa, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực… Ưu tiên bố trí, lồng ghép các nguồn lực đầu tư thực hiện các tiêu chí nông thôn mới thuộc ngành, như: Phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại; xây dựng mô hình sản xuất, chế biến sản phẩm theo chuỗi liên kết… huy động các nguồn lực và hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới.

Giải pháp nào giúp huyện Điện Biên hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế?

Khu du lịch U Va – xã Noọng Luống – huyện Điện Biên

Bên cạnh đó, huyện nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Trọng tâm là trong công tác quản lý vốn, quản lý chất lượng các công trình và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

“Tổ chức họp đối thoại với các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các nhà đầu tư với Lãnh đạo UBND huyện, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, kịp thời nắm bắt giải quyết những vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp, tạo môi trường gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghệp, các nhà đầu tư” ông Bình cho hay.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai sử dụng tài nguyên, khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiến độ bồi thường GPMB các công trình dự án xây dựng, thực hiện kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất theo kế hoạch và xây dựng bổ sung những vị trí thuận lợi để tiếp tục đưa vào kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất cho các năm tiếp theo.

Tập trung chỉ đạo ngành thuế tăng cường quản lý thu Ngân sách Nhà nước, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, khai thác triệt để các nguồn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở cơ sở, ngăn chặn kịp thời các hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế nhất là các khoản thu liên quan đến thuế tài nguyên, bất động sản, kinh doanh dịch vụ, xây dựng cơ bản. Chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu vực có đủ điều kiện theo quy định.

Giải pháp nào giúp huyện Điện Biên hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế?

Bản Che Căn, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, đang là một mô hình điểm về phát triển văn hóa du lịch cộng đồng của tỉnh Điện Biên

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục; triển khai có hiệu quả các chương trình dự án, làm tốt công tác quyết toán các dự án hoàn thành. Tiếp tục kiện toàn, củng cố bộ máy chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở, toàn huyện chung tay cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý công chức, viên chức từ huyện đến xã; đảm bảo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), nhằm nâng cao năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính, triển khai công tác tập huấn.

Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC)

Giải pháp nào giúp huyện Điện Biên hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế?

Tính đến nay, huyện đã tiếp nhận 11.891 TTHC, trong đó: Trực tuyến 1.569 TTHC; Trực tiếp 10.322 TTHC. Đã giải quyết 11.787 TTHC, trong đó: Trước hạn 9.708 TTHC; Đúng hạn 2.079 TTHC. Đang trong thời hạn giải quyết 104 TTHC.

Xác định công tác CCHC là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện. Ông Bình chia sẻ, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2771/QĐ-UBND, ngày 16/11/2021 về việc ban hành Kế  hoạch CCHC Nhà nước huyện Điện Biên giai đoạn 2021-2030.

Đối với công tác cải cách TTHC huyện đã thực hiện cập nhật, niêm yết  công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại Bộ phận một cửa và Trả kết quả của huyện; tiếp tục ứng dụng thực hiện Dịch vụ công trực tuyết trong thực  hiện giải quyết TTHC, đảm bảo thời gian tiếp nhận và trả kết quả đúng quy định.

Huyện đã ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND, ngày 16/01/2023 về rà soát, đánh giá TTHC năm 2023, qua đó đã  chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá TTHC thường xuyên, định  kỳ, đúng kế hoạch. Kiểm tra 05/11 cơ quan, đơn vị thuộc huyện gồm các phòng: Y Tế, Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa và Thông tin; Tài chính – Kế hoạch; Tư pháp. 07/21 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Hua Thanh;Thanh Luông; Thanh  Hưng; Thanh Yên; Noong Luống; Pom Lót; Mường Lói.

Mặt khác, huyện tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ  quan, đơn vị, UBND các xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân nộp hồ  sơ qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến mức độ  3, 4…

Tiếp  tục chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chuyên môn, UBND các xã cập nhật, niêm yết  công khai địa chỉ, số điện thoại của Văn phòng UBND tỉnh tại Bộ phận tiếp nhận  và Trả kết quả, các cơ quan chuyên môn, UBND các xã thuộc huyện.

“Trong quý I  năm 2023, UBND huyện không nhận được phản ánh, kiến nghị nào của các tổ  chức, cá nhân liên quan đến các quy định hành chính” ông Bình khẳng định.

Tính đến nay, huyện đã tiếp nhận 11.891 TTHC, trong đó: Trực tuyến 1.569 TTHC; Trực tiếp 10.322 TTHC. Đã giải quyết 11.787 TTHC, trong đó: Trước hạn 9.708 TTHC; Đúng hạn 2.079 TTHC. Đang trong thời hạn giải quyết 104 TTHC. 100% các phòng,  ban, ngành, UBND các xã đã áp dụng, trao đổi thực hiện hiện nhiệm vụ qua hồ sơ  công việc; 100% các văn bản thường được trao đổi và đưa lên hồ sơ công việc  đảm bảo các cơ quan, đơn vị cập nhật, xử lý kịp thời.

Giải pháp nào giúp huyện Điện Biên hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế?

Ưu tiên bố trí, lồng ghép các nguồn lực đầu tư thực hiện các tiêu chí nông thôn mới thuộc ngành, như: Phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn

Đặc biệt, nhằm xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, ngày 18/11/2022, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 2725/KH-UBND Chuyển  đổi số huyện Điện Biên năm 2023; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã triển  khai thực hiện đảm bảo nội dung, yêu cầu, mục tiêu Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa  bàn huyện.

Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, vì cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu. Người dân, doanh nghiệp chưa tích cực, chủ động trong việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong giải quyết TTHC…

Trước thực tế trên, ông Bình cho rằng, thời gian tới huyện sẽ tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác CCHC; tăng cường sự chỉ đạo của UBND huyện, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, UBND các xã trên tất cả các lĩnh vực CCHC. Nâng cao nhận thức của người đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC; nâng cao chất  lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực theo thẩm quyền của huyện, xã. Thực hiện tốt phân cấp quản lý; chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm  trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. 

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn trong triển khai, thực hiện giải quyết đúng  hạn hồ sơ TTHC; thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội  ngũ CBCCVC. Triển khai kịp thời các văn bản về chế độ, chính sách tài chính theo đúng  quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

“Tiếp tục triển khai tuyên truyền CCHC và ứng dụng CNTT trên địa bàn  huyện. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong CCHC, phấn đấu hoàn  thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2023” ông Bình khẳng định.