Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam các hoạt động của con người dẫn đến gia tăng chất thải, ảnh hưởng đến môi trường các khu vực ven biển, các vùng biển và hải đảo.
Ô nhiễm môi trường biển đảo đang báo động
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam các hoạt động của con người dẫn đến gia tăng chất thải, ảnh hưởng đến môi trường các khu vực ven biển, các vùng biển và hải đảo.
Nước ta có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển với tổng dân số khoảng 51 triệu người, mật độ dân số là 354 người/km2, cao hơn trung bình cả nước 1,9 lần, tốc độ gia tăng dân số khoảng 0,91%/năm. Do đặc thù du lịch ở nước ta có chu kỳ mùa vụ, du lịch biển chủ yếu tập trung vào mùa hè, lượng du khách tập trung đông vào một thời điểm khiến quá tải hệ thống thu gom rác thải, nước thải… gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động du lịch và dịch vụ biển không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn tác động lên không gian của các đô thị ven biển. Chỉ tính riêng lượng chất thải phát sinh từ các tàu du lịch trên vịnh Bắc Bộ đã ở mức trung bình 11,3 kg rác thải/tàu/ngày đêm. Hiện nay, qua khảo sát các tàu du lịch biển trên vịnh Bắc Bộ cho thấy, có tới 77% số tàu thải chất thải trực tiếp ra vịnh, chỉ có 20% số tàu mang chất thải vào bờ để xử lý.
Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa ở các khu vực ven biển và những tác động của con người đối với môi trường được thể hiện rõ qua thống kê lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị ven biển.
Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng các chất hữu cơ, hợp chất chứa nitơ, chất rắn lơ lửng, các thành phần vô cơ, vi sinh vật, vi trùng gây bệnh khác… nếu không được quản lý, kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước biển ven bờ.
Ngoài ra, một áp lực lớn khác đối với môi trường biển là tình trạng rác thải nhựa đại dương đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia ven biển như Việt Nam. Chất thải nhựa đại dương trở thành mối nguy lớn cho môi trường biển bởi có số lượng lớn, đặc tính khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di chuyển xa. Tính trung bình, mỗi km2 mặt nước đại dương trên thế giới hiện nay chứa từ 13.000 đến 18.000 mẫu rác thải nhựa, 70% rác thải nhựa ở biển sẽ chìm xuống đáy biển và phá hoại các hoạt động sống ở đáy biển.
Theo thống kê của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), chất thải hữu cơ là rác thải từ hoạt động công nghiệp tác động đáng kể đến môi trường biển, làm suy giảm chất lượng thủy sản và một số loài sinh vật biển khác, làm nước biển nhiễm độc, đặc biệt tại các vịnh và khu vực cửa sông nước ta.
Tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, dầu mỡ đang diễn ra ở mức khá cao và vượt mức cho phép ở gần các khu du lịch, khu đông dân cư trải dài từ Bắc vào Nam, đặc biệt là vùng cửa sông tại các tỉnh, thành phố phía Bắc và dọc theo ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động khai thác khoáng sản biển, vận tải biển với quy mô khoảng 272 bến cảng biển đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Ngoài nước thải có chứa dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23 – 30% là chất thải rắn nguy hại chưa được xử lý.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và thức ăn. Với tổng diện tích nuôi tôm là hơn 600.000 ha trên cả nước, hằng năm, gần 3 triệu tấn chất thải rắn thải ra môi trường.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 1989 đến nay, cả nước có hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn hàng hải, tràn ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu.
Ngoài các sự cố tràn dầu trên biển, tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý xuống môi trường nước biển ven bờ đã gây hậu quả nghiêm trọng. Sự cố tràn dầu gây ảnh hướng xấu đến hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đàm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Khi cháy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi tính chất. Hàm lượng dầu trong nước tăng, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí và nước, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái.
Hiện nay công tác bảo vệ môi trường biển vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là do nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển của một bộ phận người dân còn hạn chế. Tư duy phát triển xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích và hệ quả lâu dài. Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý biển và hải đảo tại các địa phương chưa có sự thống nhất.
Mặt khác, các quy định pháp lý, đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển đang trong quá trình xây dựng. Lực lượng thanh tra chuyên ngành về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo chưa có dẫn đến công tác giám sát việc thực thi các quy định bảo vệ môi trường biển còn hạn chế.
Thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, thể chế về lĩnh vực biển và hải đảo giai đoạn 2020 – 2025 theo Nghị quyết số 36 – NQ/TW; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường biển; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực…
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.