Dự án thu hồi và lưu trữ carbon ngoài khơi đầu tiên của Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động ở ngoài khơi Biển Đông
Theo Globaltimes đưa tin Trung Quốc ngày 1/6 đã đạt được một cột mốc quan trọng với việc bắt đầu đưa vào hoạt động cơ sở lưu trữ CO2 ngoài khơi đầu tiên ở Biển Đông.
Đây là bước đầu tiên của Trung Quốc trong việc phát triển công nghệ và thiết bị khoan hoàn chỉnh để bơm, lưu trữ và giám sát CO2 ngoài khơi. Sáng kiến đột phá này lấp đầy khoảng trống quan trọng trong lĩnh vực liên quan, củng cố hơn nữa cam kết của Bắc Kinh trong việc giảm lượng khí thải carbon.
Dự án này thu giữ khí CO2 được tạo ra trong quá trình sản xuất dầu và lưu trữ nó dưới đáy biển. Đầu tiên, hỗn hợp dầu và khí do giếng dầu tạo ra cần được đưa vào thiết bị tách carbon cao để tách khí CO2, sau đó được đưa vào máy nén để điều áp và sấy khô để chuyển sang trạng thái giữa khí và lỏng. Sau đó, CO2 được lưu trữ trong cấu trúc địa chất giống như một cái bát úp ngược dưới đáy biển ở độ sâu 800 mét.
Dự án có thể lưu trữ khoảng 300 nghìn tấn CO2 mỗi năm. Hiệu quả giảm phát thải carbon của dự án này tương đương với hiệu quả của hơn 14 triệu cây xanh.
Theo thông cáo của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), là bên xây dựng cơ sở lưu trữ, việc triển khai chương trình cho thấy rằng Trung Quốc hiện sở hữu một bộ công nghệ toàn diện liên quan đến CO2, bao gồm thu giữ, xử lý, bơm, lưu trữ và giám sát.
Các cơ sở này bơm CO2 được tạo ra trong quá trình khai thác dầu thô một cách hiệu quả vào lớp nước mặn nằm cách giàn khoan 3km, với tốc độ 9 tấn/giờ.
Nguồn: moitruongvadothi.vn