Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.9) còn nêu lý do vì sao dù điểm thi và điểm chuẩn đều cao nhưng đến nay vẫn nhiều trường đại học tiếp tục xét tuyển bổ sung.
10 biện pháp cần làm để tránh áp lực cho học sinh
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay, học sinh nhiều nơi phải “dừng đến trường, nhưng không dừng học”. Việc học sinh đi học trong bối cảnh dịch bệnh hoặc phải ở nhà học trực tuyến lâu ngày dễ dẫn đến áp lực.
Theo các chuyên gia tâm lý, trong bối cảnh dịch bệnh có thêm nhiều nguyên nhân dẫn đến áp lực như không đến trường, phải học trực tuyến cả ngày, lớp đông thầy cô không quan tâm hết, tốc độ đường truyền chậm và tắc nghẽn; ở nhà lâu ngày không được giao lưu, chơi đùa với bạn bè, gia đình khó khăn về kinh tế; ăn uống thiếu thốn, thiếu phương tiện học tập,…
Chính vì vậy, các nhà tâm lý đưa ra 10 biện pháp có thể giúp học sinh giảm áp lực học tập, căng thẳng tránh được stress như: Giao nhiệm vụ vừa sức, yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.Thực hiện quy tắc học tập trực tuyến nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng như vào lớp học đúng giờ, trật tự, tắt mic khi đang học, khi muốn phát biểu thì giơ tay, thầy cô mời phát biểu mới bật mic, nhất là giờ giải lao phải ra khỏi lớp hoặc rời máy tính…
Còn 9 biện pháp còn lại sẽ tiếp tục trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.9).
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
|
|
Nhiều trường đại học vẫn tiếp tục xét tuyển bổ sung
Năm nay điểm thi tốt nghiệp THPT tăng, điểm chuẩn vào ĐH nhiều ngành, nhiều trường cao kỷ lục. Nhưng ngược lại không ít trường vẫn xét tuyển bổ sung.
Vì sao có sự mâu thuẫn này? Một trong những nguyên do là việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh bị lệch nghiêm trọng khi sinh đổ xô đăng ký một số ngành trong khi đó nhiều ngành còn lại tuyển không được người học.
Thêm một số lý do cũng như ghi nhận “bức tranh” xét tuyển các ngành nghề trong tuyển sinh đợt 1 năm nay ở các trường ĐH sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.