Dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp cùng một lúc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Qua khảo sát của Đại học Kinh tế Quốc khi đề nghị các doanh nghiệp đưa ra những khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải cho thấy, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí khác, trong đó, nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu, phải đóng cửa, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được trong nước, không xuất khẩu được. Các vấn đề về thiếu hụt vốn, thiếu hụt nguyên liệu sản xuất cũng là một khó khăn lớn, đặc biệt nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu.

KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Xem xét tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp

Các mặt hàng đầu vào nhập khẩu đều tăng giá vì đại dịch, khiến hạn mức hiện tại của nhiều doanh nghiệp không đảm bảo thu mua đủ nguồn cung phục vụ sản xuất (ảnh minh hoạ)

Trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề, các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu nhiều khoản chi phí lớn như chi phí nhân công lao động, chi trả lãi vay ngân hàng, chi phí hoạt động thường xuyên và chi phí thuê mặt bằng,…

Vì vậy, tại  Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ gặp cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương ngày 26/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có kiến nghị đến Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc xem xét tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp, do các mặt hàng đầu vào nhập khẩu đều tăng giá vì đại dịch, khiến hạn mức hiện tại không đảm bảo thu mua đủ nguồn cung phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh mong NHNN chỉ đạo các ngân hàng TMCP đang áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi 3 tháng điều chỉnh 1 lần (lãi suất cơ sở + biên độ cố định) và thực hiện khoanh nợ đến hạn ít nhất tới quý 2/2022, nhằm giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp.

Theo nhiều doanh nghiệp, để duy trì hoạt động, không ít nhà kinh doanh do khó tiếp cận vốn tín dụng đã phải tự cứu mình bằng cách tìm đến thị trường tín dụng đen với mức lãi suất cao ngất ngưởng nhằm “cứu hạn khát vốn”. Từ đây cũng có nguy cơ tạo ra bẫy phá sản đối với doanh nghiệp. Mối lo nợ xấu cũng là nguyên nhân gây nên sự bất hoà, mất lòng tin giữa doanh nghiệp với ngân hàng và ngược lại. Chính vì vậy, cần có cơ chế để hòa giải tranh chấp tài chính, trong bối cảnh dịch bệnh bất khả kháng khiến nợ xấu hay áp lực tín dụng đen càng nặng gánh thêm với chính doanh nghiệp lẫn ngân hàng.

“ ”, địa phương kiến nghị.

Trong thời gian vừa qua, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; thường xuyên rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và quản trị, điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, ưu tiên tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Xem xét tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, tính đến ngày 21/9, tín dụng ngân hàng đã tăng 7% so với cùng kỳ, hệ thống thanh toán ngân hàng tư nhân với các địa phương được thông suốt. Đồng thời, ban hành lại cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Theo tính toán, lãi suất cho vay đã giảm đạt 28 nghìn tỷ đồng, dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Song song với đó, NHNN sẽ chú trọng trong công tác kiểm soát lạm phát.

“”, Thống đốc nhấn mạnh.