Đó là nhấn mạnh của GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam. Ông cho rằng, để thay thế điện than thì việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, năng lượng sạch, không carbon ở Việt Nam là điều tất yếu.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch thì chính thời điểm đầy thách thức này, thế giới lại đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Chuyển sang điện xanh sẽ không tránh khỏi việc tăng giá điện

GS.TS Hoàng Xuân Cơ – Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam

Quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam hiện đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, đa dạng hoá các nguồn năng lượng sơ cấp, tuy nhiên những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng năng lượng toàn cầu tới Việt Nam là không thể tránh khỏi. Việt Nam là quốc gia có nguồn năng lượng tương đối đa dạng.

Việt Nam là quốc gia có nguồn năng lượng tương đối đa dạng. Tuy vậy, nước ta vẫn còn là một nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người thấp. Trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng gia tăng, trong khi nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt. Do vậy, Việt Nam cần có lộ trình cụ thể trong xây dựng mô hình năng lượng sạch trong tương lai.

Chuyển sang điện xanh sẽ không tránh khỏi việc tăng giá điện

Việt Nam là quốc gia có nguồn năng lượng tương đối đa dạng

Là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời khá lớn, thuộc nhóm nước tiềm năng nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. Do đó, thời gian qua, Chính phủ đã có những chính sách rất cụ thể và hiệu quả để hỗ trợ phát triển hai loại điện từ năng lượng tái tạo này.

Ngoài hỗ trợ về cơ chế chính sách, Chính phủ đã có hỗ trợ kinh phí khá cao cho giá bán điện gió, điện mặt trời để các doanh nghiệp có thể hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn.

Trong đó có thể kể đến như thiếu điều tra nghiên cứu cơ bản, chưa sản xuất được thiết bị phát điện gió, điện mặt trời, thiết bị chuyển đổi và nối lưới làm tăng giá thành sản xuất điện.

Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam chia sẻ: giá thành phát điện từ hai loại năng lượng này còn cao nên rất cần các tổ chức, các cơ quan quản lý, các cộng đồng nhận thức rõ để có hành động, hoạt động hỗ trợ phát triển điện gió và điện mặt trời để từng bước thay thế điện than trong tương lai.

Xuất phát từ những khó khăn đó, GS.TS Hoàng Xuân Cơ đề nghị Bộ Công Thương sớm đưa ra lộ trình tăng giá bán điện cho người tiêu dùng trên cơ sở tăng mua điện gió, điện mặt trời giá cao trong giai đoạn tới, trước mắt là đến năm 2030 và xa hơn.

Chuyển sang điện xanh sẽ không tránh khỏi việc tăng giá điện

PGS.TS Lưu Đức Hải Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường

Về phía người dân và doanh nghiệp cũng phải sớm có phương án điều chỉnh mức sử dụng điện hợp lý và hiệu quả (theo hướng tiết kiệm) và nếu mức tăng giá điện hợp lý thì phải coi đây là mức “sẵn lòng trả” để có điện sạch cho tiêu dùng.

Khi chuyển sang điện xanh, việc tăng giá điện sẽ không tránh khỏi nhưng cũng phải xem xét lộ trình để tránh gây xáo trộn lớn trong hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân, ông nhấn mạnh.

Cũng bàn về nội dung này, PGS.TS Lưu Đức Hải Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường cho biết, cùng với việc phát triển đảm bảo nguồn an ninh năng lượng phát triển bền vững chúng ta cũng cần thay đổi toàn hệ thống.

Việt Nam muốn bảo đảm được nguồn an ninh năng lượng để phát triền kinh tế, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường cho rằng cần phải cởi trói cho các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo. Cởi trói về chính sách, về giá, khuyến khích được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Còn PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khoá XIII, nguyên Uỷ viên Uỷ ban KHCN và Môi trường của Quốc hội cho hay: Quy hoạch điện VIII Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu lại, đây là tín hiệu đáng mừng.

PGS.TS Bùi Thị An cũng kiến nghị Quốc hội yêu cầu với Chính phủ báo cáo rõ về lộ trình thực hiện Quy hoạc điện VIII. Bên cạnh đó, việc bỏ chống độc quyền về điện cũng cần phải được làm rõ, bao giờ xã hội hoá truyền tải điện. Ngoài ra, cần ban hành cơ chế cung cầu. Cố gắng thực hiện Quy hoạch điện VIII vì đây là mong ước của nhiều người dân.