Friday, January 3, 2025

Đến năm 2025, công nghệ sinh trắc học sẽ xác thực hơn 3.000 tỷ USD

Theo thống kê, có đến 82% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã sử dụng ít nhất một loại hình công nghệ sinh trắc học.

Theo báo cáo Mastercard Biometric Checkout Program Consumer Research năm 2022, có đến 82% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã sử dụng ít nhất một loại hình công nghệ sinh trắc học, trong khi trung bình mỗi người thường sử dụng ba phương thức sinh trắc học khác nhau. 

Tương tự, nhiều doanh nghiệp cũng đang áp dụng công nghệ xác thực sinh trắc học. Dự kiến đến năm 2025, công nghệ này sẽ xác thực hơn 3.000 tỷ USD trong các giao dịch thanh toán.

Đến năm 2025, công nghệ sinh trắc học sẽ xác thực hơn 3.000 tỷ USD
 

Với xu hướng này, công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard đánh giá, trong thời đại kỹ thuật số thay đổi nhanh chóng, người bán và người tiêu dùng đều mong muốn có được trải nghiệm thanh toán tiên tiến, an toàn và liền mạch. 

Chính vì thế, Mastercard vừa công bố biên bản ghi nhớ hợp tác với tập đoàn NEC nhằm thúc đẩy việc công nghệ nhận diện khuôn mặt để mở khóa điện thoại hoặc máy tính bảng sẽ sớm được đưa vào sử dụng tại các cửa hàng, mang tới cho người tiêu dùng trải nghiệm thanh toán nhanh chóng.

Dựa theo biên bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết, các công nghệ của NEC bao gồm nhận diện khuôn mặt và Liveness verification (tạm dịch: nhận dạng sự sống) sẽ được tích hợp cùng với khả năng hỗ trợ thanh toán với người dùng của Mastercard trên quy mô toàn cầu.

Chương trình Thanh toán Sinh trắc học của Mastercard đã được triển khai thí điểm ở Brazil vào năm ngoái nhằm chuyển đổi phương thức thanh toán tại các cửa hàng, cho phép người tiêu dùng thanh toán dễ dàng chỉ bằng các thao tác như mỉm cười hoặc vẫy tay.

Người bán sẽ được hưởng lợi từ việc rút ngắn thời gian chờ thanh toán, nâng cao mức độ bảo mật và hạn chế tiếp xúc cho người tiêu dùng. Mastercard và NEC dự kiến sẽ giới thiệu công nghệ thanh toán mới này tại Lễ hội Fintech Singapore từ ngày 15-17/11.

Theo báo cáo tại hội nghị Fido châu Á – Thái Bình Dương (Fido Apac Summit 2023), năm 2022, số lượng sự cố mất an toàn thông tin xảy ra tại châu Á – Thái Bình Dương chiếm 31% tổng số lượng toàn cầu, chủ yếu là do bị đánh cắp thông tin tài khoản.

Việt Nam hiện có tới hơn 90% người dùng sử dụng mật khẩu bằng số và ký tự truyền thống. Việc bị đánh cắp mật khẩu dẫn đến nguy cơ người dùng có thể bị tấn công, lừa đảo trực tuyến.

Công nghệ xác thực không mật khẩu là giải pháp bảo mật hiệu quả, nhờ sử dụng thêm một khóa bí mật vào giữa quá trình xác thực, được kích hoạt thông qua những thông tin chỉ người dùng sở hữu, chẳng hạn như khuôn mặt, vân tay, mống mắt…

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img