Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đang gặp nhiều bất cập. Điển hình là việc kiến thức trong nhà trường luôn đi sau thực tế.
Sự kết nối giữa 2 nhà, nhà trường và nhà doanh nghiệp sẽ hạn chế được tình trạng cái doanh nghiệp cần thì nhà trường không đào tạo.
Đào tạo tụt hậu với thực tế
Theo ông Phạm Hồng Điệp, TGĐ KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng), hiện vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong KCN và KKT có 2 bất cập. Thứ nhất, sự kết hợp doanh nghiệp và nhà trường bản chất không có cơ chế. Trong khi, doanh nghiệp rất cần nhà trường đem học sinh đến thực tập hoặc đào tạo tại doanh nghiệp. Nhưng ở đây, quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vẫn đưa ra giáo trình đào tạo theo lý thuyết cũ. Điều này hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp.
“Chúng tôi là những người đầu tư hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư vào trong KCN. Khi tuyển lao động thì 100% phải đào tạo. Ví dụ, các trường đại học, khi học khoa kỹ thuật công nghiệp mà không đưa ra được chương trình đào tạo để các kỹ sư có thể đọc được bản vẽ thì điều này là vô lý” – ông Điệp nói.
Thứ hai, nguồn nhân lực cần kỹ năng về sức khỏe nhưng kỹ năng về thể chất rất hạn chế. Tiếp đó, một việc đơn giản nhất là kỹ năng tin học văn phòng như: excel, word,… và đào tạo các phần mềm trong doanh nghiệp thì nhà trường lại coi nhẹ và coi việc đó học sinh phải học ở ngoài. Như vậy, không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là một thực trạng của nguồn nhân lực bây giờ. “Và lỗi ở đâu thì các nhà quản trị và các cơ quan chức năng phải xoáy vào đó. Chúng tôi làm doanh nghiệp, chúng tôi cần chính sách cởi mở để đưa xuống các doanh nghiệp và các trường đào tạo” – ông Điệp nhấn mạnh.
Doanh nghiệp luôn luôn đón tiếp nguồn lao động. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là do cơ chế của các Bộ áp chương trình đào tạo giáo dục cho các trường đại học, cao đẳng của nhà nước theo chương trình cũ. Đến khi trao đổi với các lãnh đạo của các trường thì không có chương trình đến các doanh nghiệp. “Doanh nghiệp rất muốn đón nguồn nhân lực nhưng đang vướng cơ chế và cơ chế này cần tháo gỡ ngay” – ông Điệp cho biết.
“Học đi đôi với hành” – đó là lý thuyết trong đào tạo lâu nay. Nhưng thực tế, việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo vẫn chưa thật sự hiệu quả. Không chỉ các trường đạo tạo nghề mà đến cả các trường đại học, sinh viên ra trường đều phải đi đào tạo lại khi vào làm việc tại doanh nghiệp.
Theo ông Kao Kuo- Hua – đại diện công ty TNHH Hoàng Châu, cũng là Tổng Hội trưởng Hiệp hội thương mại Đài Loan tại Việt Nam, thông qua phương án sinh viên thực tập lâu dài tại các doanh nghiệp, giúp sinh viên sớm bước vào doanh nghiệp để học hỏi. Thông qua việc doanh nghiệp đào tạo thực tiễn, sinh viên sẽ trực tiếp tiếp thu được các kiến thức và kỹ năng mới nhất của từng ngành nghề, để những kỹ năng mà sinh viên học được trong trường chính là những thứ doanh nghiệp đang cần, giảm thiểu thời gian đào tạo của doanh nghiệp.
Kết hợp nhà trường – doanh nghiệp
Nhiều năm gần đây, giữa nhà trường và doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung. Bởi của mối gắn kết nhà trường – doanh nghiệp sẽ lợi cả đôi đường. Nhà trường được lợi rất nhiều bớt chi phí, giáo viên, thời gian học sinh theo học đang học tập tại trường sẽ được chuyển sang doanh nghiệp.
Một lợi ích nữa đó là, trong điều kiện lý tưởng khi gắn kết doanh nghiệp là khi người học thực tập ở doanh nghiệp, tại thời điểm đó doanh nghiệp có thêm người lao động. Và thứ hai là nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của một tổ chức ở Đức, khi người học lao động thực tế tại doanh nghiệp năm đầu chi phí rất lớn nhưng năm thứ 2 trở đi người đó sẽ làm ra của cải cho doanh nghiệp. Đây là lợi ích lớn cho doanh nghiệp.
Để giúp doanh nghiệp tham gia tốt gắn kết nhà trường doanh nghiệp, thời gian qua Luật giáo gục nghề nghiệp chỉ rõ khi doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp chi phí liên quan đào tạo cho người học được miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng gắn rõ trách nhiệm của doanh nghiệp được chỉ ra ở 2 điều 51-52 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Mới đây Luật lao động 2019 quy định quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phối hợp mở các lớp đào tạo, tổ chức thi kỹ năng, phát triển năng lực cho người lao động,… Bên cạnh đó đặt ra trách nhiệm với doanh nghiệp, phải xây dựng kế hoạch hàng năm, xây dựng bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng cho người lao động, báo cáo hàng năm cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội,…
Theo TS Vũ Xuân Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy – Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), hiện mạng lưới giáo dục nghề nghiệp có hơn 1000 cơ sở trong đó có trên 500 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp, chủ yếu doanh nghiệp nhà nước. Hình thức hợp tác có nhiều hình thức nhưng mang tính bền vững không có nhiều, đưa học sinh, sinh viên đến doanh nghiệp thực tập là chủ yếu. Hình thức không bền vững khi đào tạo không đi cùng thực tế doanh nghiệp. Hình thức khác như như doanh nghiệp cùng nhà tường tổ chức đào tạo giảng dạy, đánh giá người học trong đào tạo rất thấp.
Điều này chỉ thay đổi khi doanh nghiệp và nhà trường cùng bắt tay phát triển chương trình đào tạo và thời điểm thực tập thì người học đến doanh nghiệp thực tập. Hình thức hợp tác khác, doanh nghiệp có hợp tác cơ sở giáo dục nghề nghiệp chia 3 loại doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Về giải pháp, theo ông Hùng, giải pháp chung bao gồm: Hoàn thiện, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Xây dựng hệ thống dữ liệu; dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo trong các KCN theo ngành, nghề, trình độ đào tạo; Thúc đẩy thực thi cơ chế hợp tác giữa các bên Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp; Thu hút người có kinh nghiệm tham gia đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bồi dưỡng cho người dạy tại doanh nghiệp;…
Giải pháp cụ thể, theo ông Hùng đối với các địa phương cần: Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin lao động, ứng dụng CNTT để hình thành cơ sở dữ liện dùng chung về cung- cầu lao động trên địa bàn; Điều phối về cung ứng nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp giữa BQL lao động của KCN, Sở LĐTBXH, đại diện các doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; Hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp, liên kết đào tạo, phát triển nhân lực.
Đối với các KCN: Cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng và tuyển dụng lao động của DoN cho cơ quan quản lý; Chủ động, phối hợp cử kỹ sư, kỹ thuật viên tham gia hoạt động đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp (xây dựng chương trình, giảng dạy, hỗ trợ thiết bị, máy móc….); Tiếp nhận nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập tại KCN; Tiếp nhận, tạo điều điện cho người học đến học tập, thực hành, thực tập tại KCN; Tuyển dụng lao động qua đào tạo…
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hình thành bộ phận kết nối KCN; Tăng cường các điều kiện bảo đảm, nâng cao chất lượng đào tạo; Đưa người học thực hành, thực tập theo hợp đồng liên kết.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.