Saturday, November 2, 2024

Tín hiệu ảm đạm từ các nhà máy Nhật Bản, Trung Quốc

Các nền kinh tế sản xuất chính của châu Á đang chật vật tìm cách thoát khỏi tình trạng sụt giảm hoạt động trong tháng 2, với các tín hiệu đáng quan ngại từ Nhật Bản, Trung Quốc.

Tín hiệu ảm đạm từ các nhà máy Nhật Bản, Trung Quốc

Một nhà máy ở khu công nghiệp ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc)

REUTERS

Một loạt các cuộc khảo sát kinh doanh được công bố hôm 1.3 phản ánh dấu hiệu đầy quan ngại trên khắp châu Á, với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Nhật Bản sụt giảm ở mức nhanh nhất trong hơn 3 năm.

“Dữ liệu PMI tháng 2 ghi nhận thêm một tháng hoạt động sa sút cho lĩnh vực sản xuất Nhật Bản”, Reuters hôm 1.3 dẫn lời nhà kinh tế học Usamah Bhatti của Tập đoàn Standard & Poor’s Global (S&P Global) của Mỹ.

Đáng quan ngại hơn, dữ liệu gần đây phản ánh sự yếu kém của hoạt động sản xuất trong nửa cuối năm ngoái ở Nhật Bản đang kéo dài sang quý 1 năm nay.

Bên cạnh đó, có thêm nhiều những tín hiệu trái chiều từ Trung Quốc, khi chỉ số PMI chính thức của Bắc Kinh cho thấy hoạt động của các nhà máy tiếp tục giảm, đi ngược lại với sự tăng nhẹ của PMI trong lĩnh vực tư nhân theo số liệu của Tạp chí Tài Tân.

Cụ thể, chỉ số PMI ngành sản xuất Trung Quốc do Tổng cục Thống kê nước này thực hiện đã giảm xuống 49,1 trong tháng 2, so với 49,2 vào tháng 1. Mốc PMI 50 là ranh giới giữa tăng trưởng và sụt giảm.

Tháng 2 đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp các nhà máy Trung Quốc giảm năng suất, gây áp lực buộc Bắc Kinh phải triển khai thêm các biện pháp kích cầu.

Ở những nơi khác của châu Âu, Đài Loan cũng chứng kiến xu hướng sụt giảm tăng tốc.

May mắn là vẫn có một số tín hiệu tích cực ở những nơi khác của khu vực.

Hàn Quốc ghi nhận xuất khẩu tăng trong tháng 2, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng nhờ vào nhu cầu chất bán dẫn tăng mạnh.

Ở Đông Nam Á, chỉ số PMI của ngành sản xuất Việt Nam, Indonesia và Philippines cũng tăng.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img