Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, hơn một tỷ bữa ăn bị lãng phí mỗi ngày trên thế giới trong khi gần 800 triệu người phải chịu đựng cái đói.
Trong năm 2022, thế giới đã lãng phí 1,05 triệu tấn thức ăn, đồng nghĩa với việc một phần năm lượng thực phẩm có sẵn cho mọi người đã bị lãng phí bởi các hộ gia đình, nhà hàng và các bộ phận khác của lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và bán lẻ.
Con số này chiếm 13% lượng thực phẩm bị mất đi trên thế giới, khi những thực phẩm này bắt đầu hành trình từ trang trại đến bàn ăn. Tổng cộng, khoảng một phần ba lượng thực phẩm bị lãng phí trong quá trình sản xuất.
Những con số này cũng phản ánh những về sự đối lập trong báo cáo rằng, có khoảng một phần ba dân số thế giới đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và 783 người bị ảnh hưởng bởi nạn đói.
Theo Giám đốc Chương trình Môi trường liên Hợp Quốc (UNEP) Inger Andersen, các báo cáo về Chỉ số Lãng phí thực phẩm 2024 UNEP đã đặt ra câu hỏi về khả năng phân phối thực phẩm được sản xuất trên thế giới, đồng thời khẳng định sự tác động của chất thải thực phẩm trong biến đổi khí hậu.
Trong một tuyên bố, Giám đốc Inger Andersen nhấn mạnh: “Lãng phí thực phẩm là một thảm kịch toàn cầu. Ngày hôm nay, hàng triệu người đói vì thực phẩm bị lãng phí trên toàn thế giới. Đây không chỉ là một vấn đề lớn của sự phát triển mà những rác thải không cần thiết này cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất đáng kể cho khí hậu và thiên nhiên.
Báo cáo đã phân biệt giữa việc “mất mát” thực phẩm – loại thực phẩm bị loại bỏ sớm trong chuỗi cung ứng như rau thối trên đồng, thịt hỏng khi nkhoong được làm lạnh, và thức ăn do các hộ gia đình, nhà hàng và cửa hàng vứt bỏ.
Tỷ lệ thực phẩm bị vứt bỏ tại các cơ sở dịch vụ ăn uống chiếm 28% tổng lượng thực phẩm bị lãng phí trong năm 2022. Con số này ở các cửa hàng bán lẻ là 12%. Tỷ lệ ở các hộ gia đình là lớn nhất với một người trung bình lãng phí 79 kg (174 pound) thực phẩm mỗi năm, có nghĩa là ít nhất một tỷ bữa ăn bị lãng phí bởi các hộ gia đình mỗi ngày.
Tuy vậy, ngay cả những ước tính này cũng chỉ là . Trong khi việc thu thập dữ liệu đã phần nào được cải thiện, với số lượng điểm dữ liệu ở cấp hộ gia đình gần như tăng gấp đôi kể từ Báo cáo Lãng phí thực phẩm năm 2021 của Liên Hợp Quốc, con số này vẫn là sự chỉ trích đối với các quốc gia về việc giám sát chắp vá trong việc quản lý thực phẩm.
Chỉ có 21 quốc gia đã đưa thất thoát và lãng phí lương thực vào kế hoạch khí hậu quốc gia, dù cho thực tế là những rác thực phẩm này tạo ra 8% đến 10% lượng khí thải làm nóng lên toàn cầu – gần gấp năm lần lượng khí thải từ lĩnh vực hàng không.
Việc sản xuất thực phẩm buộc phải sử dụng nhiều tài nguyên, đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên đất và nước, và “hệ thống thực phẩm” này chịu trách nhiệm cho khoảng một phần ba lượng khí thải làm Trái đất nóng lên.
Phần lớn chất thải thực phẩm được vứt ra bãi rác, tạo ra khí mê-tan khi phân hủy. Đây là một loại khí nhà kính có sức nóng gấp khoảng 80 lần lượng carbon dioxide trong 20 năm đầu tiên.
Lãng phí thực phẩm không chỉ gây ra biến đổi khí hậu, mà còn có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Trong đó, các quốc gia có nhiệt độ cao được phát hiện là lãng phí nhiều thực phẩm hơn các quốc gia có nhiệt độ ôn hoà hơn.
Báo cáo cũng cho biết lãng phí thực phẩm không chỉ là hiện tượng thuộc về “thế giới giàu có”. Lượng thực phẩm bị lãng phí ở các nước có thu nhập cao và trung bình chỉ chênh lệch 7 kg mỗi người mỗi năm so với những nước trung bình và nghèo.
Nguồn: vov.vn