Wednesday, November 27, 2024

Vì sao hàng loạt lớp học trực tuyến của trường đại học bị người lạ phá rối?



Nhiều lớp học trực tuyến của sinh viên liên tục bị những người lạ mặt phá rối là một hiện tượng gây ra nhiều quan ngại với các trường đại học hiện nay. 

Nhiều lớp học trực tuyến của sinh viên liên tục bị những người lạ mặt phá rối là một hiện tượng gây ra nhiều quan ngại với các trường đại học hiện nay. 

Hàng loạt lớp học trực tuyến ở các trường đại học bị người lạ vào phá rối, gây bất bình cho sinh viên.

Bật nhạc, chửi tục, vẽ bậy…

Ngày 9.10, lớp học trực tuyến môn kinh tế chính trị của sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM bị kẻ lạ vào phá rối. Lớp học chỉ có hơn 80 người nhưng với sự tham gia của những người lạ, thành viên đã lên tới 93 người. Ngoài việc mở video phá rối lớp học, những người lạ này còn vẽ bậy, sau đó chia sẻ màn hình trước cả lớp. Trước đó, trong lớp học trực tuyến môn triết học, những kẻ lạ cũng tham gia đăng nhập, sau đó chia sẻ màn hình những nội dung không liên quan đến bài giảng.

Việc này đang khiến sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM bức xúc và đề nghị nhà trường tìm hiểu về vụ việc này. Nếu như đúng sinh viên của trường có liên quan thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Từ ngày 1-2.10, những người phá rối lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tự tay chia sẻ các video cho thấy tình trạng hỗn loạn diễn ra trong các lớp học. Trong một lớp học, khi giảng viên đang dạy, hàng loạt tài khoản của sinh viên hiện lên những đoạn nhạc ầm ĩ khiến lớp không thể tiếp tục dưới sự ngỡ ngàng của giảng viên.

Trong một lớp học trực tuyến khác của môn giáo dục quốc phòng – an ninh, những kẻ phá rối liên tục mở clip có lời nói của các “giang hồ mạng” với nhiều đoạn rất tục tĩu khiến cả lớp ngỡ ngàng. Một lớp học khác, khi giảng viên nữ đang giảng bài, kẻ lạ cũng tham gia và mở clip của Huấn Hoa Hồng – một “giang hồ mạng” – khiến lớp học không thể diễn ra.

Vì sao hàng loạt lớp học trực tuyến của trường đại học bị người lạ phá rối?

Lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM bị kẻ lạ phá rối

Thậm chí, các buổi hội thảo, cuộc họp của giáo viên, lớp học trực tuyến của học sinh… trên các nền tảng Zoom, MSTeam, Google Meet cũng đang diễn ra tình trạng này.

Vì sao hàng loạt lớp học trực tuyến của trường đại học bị người lạ phá rối?

Các nhóm học bằng Zalo cũng bị kẻ lạ phá rối

Ngoài các lớp học trực tuyến, các nhóm học của sinh viên trên Zalo cũng bị phá rối liên tục. Sinh viên rất nhiều trường đã phải “than trời” trước tình trạng này và đề nghị người quản lý nhóm phải kiểm duyệt thật chặt chẽ.

Lớp học bị phá rối như thế nào?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các lớp học trực tuyến bị người lạ tham gia phá rối phần nhiều xuất phát từ việc chính sinh viên trong lớp học chia sẻ ID, mật khẩu cho những người này tham gia vào lớp học hoặc thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài. Với thiết kế của các phần mềm học trực tuyến, cần phải có ID, mật khẩu thì mới có thể đăng nhập vào lớp.

Hiện tại, trên Facebook có rất nhiều fanpage, nhóm được lập ra với mục đích phá rối các lớp học trực tuyến. Các nhóm này kêu gọi những sinh viên không muốn học trực tuyến chia sẻ ID, mật khẩu tham gia lớp học thì sẽ đăng nhập và phá rối. Chỉ cần gõ từ khoá “phá zoom” là có thể thấy hàng loạt trang, nhóm này do những người còn rất trẻ lập ra. Chỉ cần có người nào chia sẻ ID, mật khẩu là những thành viên này đồng ý tham gia vào lớp học trực tuyến để phá rối miễn phí.

Vì sao hàng loạt lớp học trực tuyến của trường đại học bị người lạ phá rối?

Hiện có hàng chục trang, nhóm được lập ra trên Facebook để phá rối các lớp học trực tuyến.

Chúng tôi tham gia vào một nhóm riêng tư trên Facebook có tên “Share ID Pass Zoom” có hơn 7.000 thành viên. Các thành viên trong nhóm này liên tục chia sẻ các lớp học trực tuyến trên Zoom để đăng nhập vào phá rối. Những người này còn ghi lại video sau khi bị phá rối để khoe với nhau như một “chiến tích”. Có thành viên còn viết bài tuyển người để đi phá các nhóm học tập trên Zalo của sinh viên các trường ĐH.

Tương tự như vậy là hoạt động của các thành viên trong nhóm “Nhóm phá Zoom” với gần 4.000 người tham gia. Liên tục có thành viên viết lên nhóm những nội dung như “Tôi buồn quá. Có “kèo” nào đi phá cho đỡ buồn không?”.

Các lớp học trực tuyến của học sinh THCS, THPT cũng thường xuyên được chia sẻ ở nhóm này. Thậm chí, ở đây ID và pass được chia sẻ nhiều nhất là ở các buổi học… đa cấp.

Đây là câu trả lời cho tình trạng các lớp học trực tuyến thường xuyên bị phá rối trong thời gian gần đây ở các trường ĐH. Vấn nạn này càng dễ xảy ra đối với các lớp học mà giảng viên ít để ý đến việc quản lý các thành viên, để các thành viên trong lớp tự do chia sẻ hình ảnh hoặc đàm thoại trong lớp.

Phòng ngừa cách nào?

Nói về việc này, thạc sĩ Nguyễn Duy Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Tổ chức sự kiện, Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, cho biết trường chỉ mới nắm được sự việc sau phản ánh của sinh viên trong ngày 9.10. Vào đầu tuần, trường sẽ tìm hiểu thêm về sự việc và có cách phòng ngừa để không xảy ra các sự việc tương tự.

Vì sao hàng loạt lớp học trực tuyến của trường đại học bị người lạ phá rối?

Lời nhờ của một thành viên trong một nhóm phá rối lớp học trực tuyến.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết qua một thời gian dài dạy học trực tuyến, các lớp học chưa bị phá rối. Trường dạy trực tuyến bằng phần mềm Zoom có bản quyền và MS Team do Microsoft hỗ trợ. Có lẽ cũng nhờ trường đã tổ chức tập huấn giảng viên thật kỹ trước khi giảng dạy trực tuyến cho sinh viên. Tại tất cả các lớp học trực tuyến, giảng viên phải là người quản lý chặt và sinh viên chỉ được phép chia sẻ màn hình hoặc phát biểu ý kiến khi giảng viên cấp quyền. Việc này sẽ giúp phòng ngừa được các thành phần vào phá rối lớp học.

Thạc sĩ Trần Vũ, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cũng cho biết tại trường chưa xuất hiện tình trạng phá rối các lớp học trực tuyến. Theo thạc sĩ Vũ, trừ khi chính giảng viên bị hack, chiếm quyền điều khiển (host) thì mới đáng ngại. Còn ngay cả khi tài khoản của sinh viên bị chiếm quyền nhưng nếu giảng viên không cấp quyền cho sinh viên tự do chia sẻ màn hình hoặc nói trong lớp học thì cũng khó phá rối được.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img