Tuesday, November 26, 2024

‘Sao’ Michelin chọn 6 ly cà phê đỉnh cao sáng tạo của Việt Nam

“Ở Việt Nam, cà phê không chỉ đơn thuần là đồ uống mà còn là một nghi thức xã hội”, Cẩm nang Michelin chia sẻ trong một bài viết mới nhất về cà phê Việt Nam.

 

Được người Pháp đưa đến vào giữa thế kỷ 19, cà phê ở Việt Nam đã vượt qua những đợt sóng lịch sử, phát triển thành nền tảng của di sản ẩm thực Việt Nam. Ngày nay, cụm từ “đi cà phê” không chỉ bao hàm hành động thưởng thức một tách cà phê mà còn là tình bạn thân thiết khi gặp gỡ hay bàn bạc công việc, Cẩm nang Michelin nhận xét và bình chọn 6 ly cà phê thể hiện đỉnh cao sáng tạo trong ẩm thực Việt. 

Cà phê sữa đá: Biểu tượng

'Sao' Michelin chọn 6 ly cà phê đỉnh cao sáng tạo của Việt Nam

 

Michelin Guide

Cà phê sữa đá là “viên ngọc” thực sự trong số các món cà phê Việt Nam. Thức uống cổ điển này được làm bằng cách để cà phê xay từ từ nhỏ giọt qua bộ lọc vào ly chứa sữa đặc có đường và đá. Sự hòa quyện của các hương vị, giữa vị đắng đậm đà của cà phê với vị ngọt của sữa đặc chính là điều khiến cà phê sữa đá gây ấn tượng với người yêu cà phê.

Bắt nguồn từ những con phố sầm uất của Sài Gòn, món uống mang tính biểu tượng này đã đi từ các quán ven đường để tìm chỗ đứng trong thực đơn của các nhà hàng 5 sao. Ngày nay, cà phê sữa đá đã trở thành món chủ yếu của các nhà hàng Việt Nam trên toàn thế giới, như một món đi kèm được yêu thích cho di sản ẩm thực phong phú của đất nước.

Bạc xỉu: Hòa quyện từ ba nền văn hóa

'Sao' Michelin chọn 6 ly cà phê đỉnh cao sáng tạo của Việt Nam

 

 

Được chế tác bởi người Hoa sống ở khu Chợ Lớn vào đầu thế kỷ 20, cà phê bạc xỉu nổi lên như một minh chứng quyến rũ cho nền văn hóa phong phú của thành phố, pha trộn ảnh hưởng từ truyền thống Trung Quốc, Việt Nam và Pháp.

Chuyện cũ kể rằng, vì vị đắng đậm đà của cà phê đen và cà phê sữa là thách thức đối với phụ nữ cũng như trẻ em vốn không quen với hương vị của nó nên người Hoa Chợ Lớn đã nghĩ ra một giải pháp sáng tạo. Họ sửa đổi công thức cà phê sữa truyền thống, điều chỉnh tỷ lệ cà phê và sữa để ngon miệng hơn. Quá nhiều sữa thì quá ngọt, trong khi quá nhiều cà phê thì quá đắng và bạc xỉu đã cân bằng.

Cà phê trứng: Tuyệt tác của Hà Nội

'Sao' Michelin chọn 6 ly cà phê đỉnh cao sáng tạo của Việt Nam

 

 

Cà phê trứng nổi lên như “ngọn hải đăng” của sự đổi mới trong bối cảnh khan hiếm nguyên liệu vào những năm 1940, khi giá đường và sữa tăng vọt. Ông Giảng, người sáng lập quán cà phê Giảng ở Hà Nội, đã chuyển sang dùng lòng đỏ trứng, lấy cảm hứng từ sức hấp dẫn của cà phê cappuccino. Sự thay thế khéo léo này đã tạo ra một loại kem vàng trên nền cà phê đậm đà, đan xen những nốt đắng với vị béo mịn của trứng, được làm ngọt một cách tinh tế bằng mật ong.

Được phục vụ trong những chiếc cốc nhỏ, cà phê trứng của Việt Nam mang đến trải nghiệm đầy cảm giác, được giữ ấm bằng một bát nước nóng để tạo sự dễ chịu. Với sự cân bằng cẩn thận của các thành phần, bất kỳ chút vị trứng nào cũng được giảm bớt, tạo ra một loại thức uống đầy mê hoặc và quyến rũ.

Cà phê muối: Sự kết hợp độc đáo

'Sao' Michelin chọn 6 ly cà phê đỉnh cao sáng tạo của Việt Nam

 

 

Cà phê muối thể hiện tinh thần của nền ẩm thực đang phát triển của Việt Nam, hòa quyện giữa truyền thống cà phê lâu đời với sự sáng tạo ở thế kỷ 21. Có nguồn gốc từ cố đô Huế, sự pha trộn này kết hợp hạt cà phê Robusta với một chút muối, tạo cân bằng giữa đắng và ngọt gợi nhớ đến caramel mặn đầy mê hoặc.

Được phục vụ theo từng lớp, với sữa đặc ở đáy, cà phê ở giữa và lớp kem bên trên, cà phê muối Việt Nam là cuộc phiêu lưu ẩm thực độc đáo. Nó kết hợp các vị mặn, ngọt, đắng hòa quyện với nhau một cách hài hòa. Khi khuấy tất cả lại với nhau, vị mặn sẽ làm nổi bật hương vị đậm đà của cà phê đồng thời làm dịu đi vị đắng và tăng thêm vị ngọt ngào, béo ngậy của sữa.

Cà phê dừa: Nét truyền thống nhiệt đới

'Sao' Michelin chọn 6 ly cà phê đỉnh cao sáng tạo của Việt Nam

 

 

Cà phê này chứng tỏ tình yêu của người Việt Nam với các món ngon từ dừa. Pha chế một ly cà phê dừa bao gồm cả quá trình tỉ mỉ. Đầu tiên, nước cốt dừa được trộn với sữa đặc và đá viên cho đến khi đạt được độ mịn mượt như nhung. Trong khi đó, cà phê đen được lắc mạnh trong chai cho đến khi hình thành bọt màu nâu nhạt trên bề mặt. Cuối cùng, cà phê được rót vào ly thủy tinh, sau đó là hỗn hợp nước cốt dừa cô đặc chảy chậm rãi tạo nên một loại đồ uống có hương vị hấp dẫn về mặt thị giác.

Cà phê trái cây lạnh: Hiện đại

'Sao' Michelin chọn 6 ly cà phê đỉnh cao sáng tạo của Việt Nam

 

 

Mang đến nét mới mẻ cho văn hóa cà phê của Việt Nam, cà phê trái cây lạnh đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân thành thị ở các đô thị nhộn nhịp như TP.HCM và Hà Nội.

Sáng tạo này áp dụng phương pháp pha lạnh truyền thống, giúp cà phê Arabica 100% hòa quyện với hương vị sống động của trái cây hoặc nước trái cây, chẳng hạn như cam, vải thiều hoặc mơ, nâng trải nghiệm lên một tầm cao mới cho những ai đang tìm kiếm thời gian nghỉ ngơi sảng khoái để đánh bại cái nóng nhiệt đới.

 

 

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img