Tại rừng phòng hộ đầu nguồn xã Sơn Long, H.Sơn Tây (Quảng Ngãi), phóng viên Thanh Niên chứng kiến nhiều cây gỗ lớn hàng chục năm tuổi, thậm chí gần cả trăm năm, bị chặt hạ không thương tiếc với quy mô lớn.
Tại rừng phòng hộ đầu nguồn xã Sơn Long, H.Sơn Tây (Quảng Ngãi), phóng viên Thanh Niên chứng kiến nhiều cây gỗ lớn hàng chục năm tuổi, thậm chí gần cả trăm năm, bị chặt hạ không thương tiếc với quy mô lớn.
Như một đại công trường
Từ xã Sơn Long, H.Sơn Tây (Quảng Ngãi), chúng tôi theo lối mòn quanh co, vượt qua nhiều đoạn suối và leo qua các ngọn đồi dựng đứng, đi ngược lên rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc xã Sơn Long. Mất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, phóng viên đã tiếp cận được khu vực rừng phòng hộ xã Sơn Long đang bị khai thác trái phép.
Một cây gỗ lớn bị khai thác |
Từ bên ngoài, quy mô khai thác gỗ ít hơn; đây đó có nhiều thân cây gỗ lớn bị cưa hạ nằm rải rác. Vào sâu trong rừng, đập vào mắt là hàng loạt cây gỗ lớn có đường kính khác nhau bị cưa hạ không thương tiếc, có cây đường kính lên đến 1 m.
Một trong hai cây gỗ gần suối Đăk Ri bị chặt hạ |
Gần suối Đăk Ri, chúng tôi chứng kiến một cây gỗ lớn có gốc to chừng 80 cm bị hạ. Sau khi cưa lấy những phách gỗ “xịn xò”, lâm tặc còn để lại các phần gỗ “râu ria” như bìa, cành, ngọn… Chúng tôi thấy bột cưa còn mới, dù trước đó khu vực này đã có nhiều cơn mưa lớn.
Cây gỗ dài khoảng 50 mét bị cưa ở rừng |
Đi sâu vào trong, chúng tôi chứng kiến cảnh rừng bị khai thác ở sườn một ngọn đồi, gần ngã 3 giáp với rừng xã Sơn Long, Sơn Màu và Sơn Lập, thuộc thôn Nước Lai 1, xã Sơn Long.
Cây, gỗ, bìa… nằm la liệt |
Ngổn ngang cây bị chặt hạ |
Ở đây, hàng loạt cây gỗ lớn bị cưa hạ, đường kính ít nhất là khoảng 50 cm, còn lại là từ 70 – 80 cm, trong đó có cây dấu cưa vẫn còn rất mới, một số cây khác đã được kiểm lâm đánh dấu sau khi lâm tặc hạ xuống, xẻ gỗ mang đi. Phần lớn cây gỗ đã được xẻ thành phách; các phách gỗ, bìa gỗ nằm la liệt trong rừng sâu như một đại công trường.
Cây bị cưa hạ ngổn ngang như đại công trường |
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, lãnh đạo UBND xã Sơn Long cho biết, những cây gỗ nhỏ bị cưa hạ ở bìa rừng chủ yếu là bà con cưa về làm nhà, sửa chữa nhà, còn lâm tặc thường chọn những cây gỗ tốt tận trong rừng sâu.
Khó ngăn chặn ?
Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long xác nhận, tình trạng khai thác gỗ, xâm hại rừng xảy ra ở địa phương. Theo đó, khoảng 2 – 3 giờ sáng là xe máy độ chế chở gỗ lậu chạy trên đường. Khi chính quyền đưa người ra ngăn chặn, lâm tặc chở gỗ chạy hết ga, hết số, không ai dám cản lại vì sợ nguy hiểm.
Còn ông Trương Quang Học, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H.Sơn Tây, thì cho biết, hằng tháng Hạt vẫn tổ chức đi kiểm tra rừng trên địa bàn xã Sơn Long. Tuy nhiên, khi đi tuần tra, mật phục trong rừng dễ bị các đối tượng phát hiện nên quá trình truy quét rất khó khăn.
“Có khi vào ban đêm, chúng tôi cũng phải vào rừng. Bất cứ giờ nào nhận tin hoặc phát hiện các đối tượng lạ mặt đến địa bàn, thì chúng tôi liền tổ chức lực lượng tuần tra truy quét, ngăn chặn phá rừng”, ông Học nói.
Theo thống kê, tổng diện tích đất rừng và rừng trên địa bàn H.Sơn Tây là 38.000 ha, trong đó rừng phòng hộ là 17.000 ha, còn lại là rừng sản xuất. Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm H.Sơn Tây đã phát hiện 23 vụ vi phạm, đã xử lý 4 vụ/4 đối tượng phá rừng trái pháp luật, tịch thu hơn 24 m3 gỗ xẻ và hơn 3,6 m3 gỗ tròn.
Liên quan đến vụ phá rừng ở xã Sơn Long, ngày 14.10, phóng viên đã liên hệ với ông Phạm Duy Hưng, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi. Ông Hưng cho biết có nghe thông tin do Hạt Kiểm lâm H.Sơn Tây báo cáo miệng là có khoảng 20 cây gỗ bị cưa hạ. Còn về khối lượng gỗ bị tuồn ra khỏi rừng hay chưa thì Chi cục Kiểm lâm tỉnh vẫn chưa nhận được báo cáo chính thức. Theo ông Hưng, việc ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng phá rừng phòng hộ đầu nguồn hiện nay rất khó.
Tác động đến nguồn nước, sạt lở
Trong thời gian gần đây, rừng phòng hộ tại Quảng Ngãi liên tục bị cưa hạ, khai thác trái phép gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến việc bảo vệ nguồn nước, chống sạt lở núi.
Trước đó, vào tháng 10.2020, tại thôn Ra Pân, xã Sơn Long, H.Sơn Tây đã xảy ra nhiều điểm sạt lở làm sập 2 nhà dân, một người bị thương nặng; đe dọa sập nhà của 45 hộ dân khác trong khu vực. Ngay trong đêm 15.10.2020, UBND H.Sơn Tây và xã Sơn Long đã khẩn cấp di dời các hộ dân đi nơi khác để đảm bảo an toàn.
Nhiều người cho rằng, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần có ngay những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu và có những hình thức xử lý các cá nhân, tổ chức liên quan đến khai thác gỗ trái phép trên rừng phòng hộ đầu nguồn để tránh xảy ra những hệ luỵ về sau.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.