Sunday, November 24, 2024

Cảnh báo nguy hiểm do bệnh uốn ván

VTV.vn – Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân mắc uốn ván nguy kịch.

5 ngày trước nhập viện, bệnh nhân Đ.V.S. (47 tuổi, trú tại Phú Tân, An Giang) bị chén cắt vào gót chân, vết thương được khâu lại nhưng bệnh nhân không đi tiêm ngừa uốn ván. Đến ngày thứ 5, bệnh nhân thấy cứng hàm, không há miệng được, lưng ưỡn ra sau, mệt… nên nhập viện.

Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành mở khí quản, cho bệnh nhân thở máy, sử dụng các thuốc an thần giãn cơ liều cao kéo dài cùng một số thuốc khác.

Thời gian gần đây, có nhiều trường hợp nguy kịch do uốn ván được đưa vào bệnh viện điều trị. Đáng chú ý, hầu hết không được tiêm phòng uốn ván. 

Khoa Hồi sức thường xuyên có một vài trường hợp bị uốn ván nằm điều trị. Hiện, khoa đang có 3 ca nặng phải thở máy, các ca nhẹ hơn thì nằm điều trị tại Khoa Nhiễm. Phần lớn là nam giới bị vết thương gặp phải trong lúc lao động nhưng không tiêm phòng, mỗi trường hợp như vậy phải điều trị uốn ván cả tháng, may mắn thì cai được máy thở, nhưng chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Uốn ván là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nhưng nhiều người vẫn không biết hoặc chủ quan. Thời gian ủ bệnh, tức là kể từ lúc bị thương đến khi khởi phát bệnh là từ 3 đến 21 ngày. Một khi đã bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập thì đều dẫn đến bệnh, dù là vết thương lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ. 

Các bác sĩ khuyến cáo: Khi bị thương, tốt nhất là tiêm phòng uốn ván trong vòng 24 giờ. Với người chưa bị thương nhưng có nguy cơ cao khi lao động như giẫm vào đinh, sắt, củi, gỗ, nên tiêm vaccine phòng uốn ván chủ động. Khi đã tiêm đủ 3 liều cơ bản, có thể phòng ngừa bệnh trong 10 năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nguồn: vtv.vn

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img