Thursday, July 18, 2024

Áp xe, hoại tử ngực do tiêm filler tại một spa

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận người bệnh N.C.T. (31 tuổi, Quảng Nam) đến viện trong tình trạng áp xe vú hai bên do tiêm filler ngực.

Áp xe, hoại tử ngực do tiêm filler tại một spa

 

Người bệnh chia sẻ: Bản thân đã sinh 2 con. Sau sinh ngực bị chảy xệ nên người bệnh muốn đi làm đẹp nâng ngực nhưng sợ đau và tốn thời gian.

Đọc được bài quảng cáo của một thẩm mỹ viện trên mạng xã hội về phương pháp tiêm filler nâng ngực nhanh chóng, hiệu quả nên người bệnh đã đến để tiêm filler ngực. Sau tiêm, người bệnh thấy nổi các khối lổn nhổn trong ngực và thường xuyên thấy sưng đau nên sau 3 năm tiêm filler ngực, người bệnh đã đến bệnh viện để tầm soát ung thư.

Tại đây, các bác sĩ có chia sẻ ngực của người bệnh không rõ có ung thư hay nhân xơ, mà các khối trong người là các filler đọng trong người giống như các khối “u filler”. Người bệnh muốn sinh thêm em bé nhưng bác sĩ nói không xác định được chất gì đã được bơm vào ngực trước đó nên để không ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và cho con bú, người bệnh nên làm phẫu thuật lấy các chất đó ra với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.

Lại một lần nữa nóng vội và bất lực, ngực sưng đau nhưng không muốn sắp xếp ra Hà Nội để can thiệp, người bệnh tới thẩm mỹ viện để hút filler. Sau can thiệp hút filler, người bệnh có biểu hiện đau tức, sốt cao, dùng kháng sinh không đỡ. Lúc này, vì quá đau đớn và lo sợ, người bệnh mới tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức điều trị.

PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Người bệnh đến viện trong tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, khám lâm sàng tuyến vú thấy nhiều khối u cục kích thước to nhỏ khác nhau ở toàn bộ tuyến vú 2 bên. Tuy nhiên, kết quả siêu âm thông thường không cho thấy hình ảnh rõ ràng vị trí của các khối này, chính vì vậy, các bác sĩ đã phải chỉ định chụp phim cộng hưởng từ MRI chuyên dụng cho vú.

Trên phim chụp vú, các bác sĩ đã xác định có rất nhiều khối trong ngực có hình dạng như các cục “u filler” tạo thành nhiều lớp, rải rác khắp ngực cả trong tuyến vú và nguy hiểm hơn là rất nhiều vị trí trong cơ ngực lớn. Người bệnh được chẩn đoán là áp xe ngực với các khối u filler khắp nơi, nguy cơ cao do tiêm filler nâng ngực và chọc hút filler làm cho vi khuẩn ở bên ngoài đưa vào cơ thể. Biểu hiện sốt rét run của người bệnh báo hiệu các khối áp xe sắp có nguy cơ vỡ nếu vào phổi sẽ gây nguy hiểm tính mạng.

Các bác sĩ đã nhanh chóng phẫu thuật lấy chất làm đầy ra khỏi cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp mổ mở thông thường các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ toàn bộ tổ chức tuyến vú và cơ hoại tử xen kẽ với các khối u dịch nhiễm trùng. Điều này sẽ khiến người bệnh mất đi cấu trúc tuyến vú và cơ ngực lớn, mức độ tàn phá nặng nề giống như cắt bỏ các khối ung thư vú. Do vậy, các bác sĩ đã quyết định sử dụng phương pháp nội soi ít xâm lấn.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Anh hùng phản hắc - SCTV9
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi