Saturday, July 20, 2024

Kiện CSGT đòi bồi thường 32 triệu: Cần làm gì nếu không đồng ý lỗi vi phạm?

Trong vụ kiện hành chính ‘người vi phạm nồng độ cồn kiện CSGT yêu cầu bồi thường 32 triệu đồng’, người dân trình bày tại tòa khi bị lập biên bản vi phạm, ông buộc ký vào biên bản dù không đồng tình.

Ngày 11.7, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính, bác yêu cầu của ông T.Q.M kiện Phòng CSGT (PC08), Công an TP.HCM về phương pháp, quy trình tổ chức thực hiện khi tuần tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Tại tòa, ông M. trình bày, từng có bệnh về răng miệng nên sau khi phiên dịch cho khách hàng nữ, ông sử dụng nước súc miệng. Lúc đó, ông không nhận thức được trong loại nước súc miệng này có hàm lượng cồn theo công bố của nhà sản xuất là 6%. 

Khi bị lập biên bản, ông đã giải trình nhưng buộc ký vào biên bản. Ngay khi nhận quyết định xử phạt, mặc dù ông chấp hành đầy đủ nhưng không đồng ý nên tiến hành khởi kiện.

Theo tòa, ông M tại thời điểm lập biên bản không giải thích được do dùng nước súc miệng mà sau này ông mới phát hiện. Hơn nữa, quyết định xử phạt hành chính nêu trên là đúng với quy trình, thủ tục nên bác khởi kiện hành chính của ông M.

Từ vụ kiện trên, nhiều bạn đọc gửi ý kiến đến Báo Thanh Niên thắc mắc, nếu người dân không đồng tình với biên bản vi phạm hành chính thì có thể không ký hay không, hoặc phải làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi chính đáng theo quy định.

Luật sư tư vấn

Kiện CSGT đòi bồi thường 32 triệu: Cần làm gì nếu không đồng ý lỗi vi phạm?

Luật sư Hà Hải (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM)

NVCC

Luật sư Hà Hải (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, Điều 58 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi luật Xử lý vi phạm hành chính 2020, quy định: “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 1 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản”.

 

 

 

Do đó, dù người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận.

Trường hợp nếu người dân bị CSGT kiểm tra hành chính, nếu không đồng tình lỗi nhưng bắt buộc phải ký biên bản, thì người dân cần thực hiện những bước sau để đảm bảo quyền lợi của mình:

  • Bước 1: Yêu cầu giải thích rõ ràng

Yêu cầu CSGT giải thích chi tiết về lỗi vi phạm, điều này giúp người dân hiểu rõ tình huống và có cơ sở để phản biện nếu cần.

  • Bước 2: Ghi chú ý kiến của mình

Khi ký biên bản, người dân có quyền ghi chú ý kiến của mình vào biên bản. Ví dụ, có thể ghi Tôi không đồng ý với lỗi nàyhoặc Tôi không vi phạm lỗi này.

  • Bước 3: Thu thập chứng cứ

Chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh bản thân không vi phạm. Chứng cứ có thể bao gồm hình ảnh, video, hoặc lời khai của nhân chứng.

  • Bước 4: Khiếu nại

Người dân có quyền khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT. Theo quy định, người dân có thể nộp đơn khiếu nại lên cơ quan cấp trên của CSGT hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

  • Bước 5: Khởi kiện

Nếu không đồng tình với các quyết định giải quyết khiếu nại thì người dân có quyền khởi kiện các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử phạt vi phạm hành chính ra tòa án giải quyết.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Anh hùng phản hắc - SCTV9
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi