Những dấu hiệu mang thai sớm và dấu hiệu kinh nguyệt có nhiều điểm khác nhau mà đôi lúc phụ nữ có thể nhầm lẫn.
Các dấu hiện ban đầu của thai kỳ bao gồm:
1. Muộn kỳ kinh: Kinh nguyệt chưa đến trong hơn 2 tuần có thể là triệu chứng đầu tiên mà hầu hết phụ nữ nhận thấy, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang mang thai bởi vì căng thẳng quá mức, thay đổi môi trường, tiết hormone bất thường, bệnh tật… cũng có thể làm kinh nguyệt ngừng lại.
2. Buồn nôn: Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ bị buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu. Sau 3 đến 4 tháng, lượng hormone trong cơ thể sẽ giảm dần và các triệu chứng sẽ cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bầu vẫn tiếp tục bị nôn trong suốt thai kỳ.
3. Táo bón, ợ nóng, thay đổi mùi và vị: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nội tiết tố nữ trong cơ thể tăng cao khiến cơ vòng giữa dạ dày và thực quản giãn ra, dịch dạ dày trào ngược kích thích thực quản, càng gây ợ chua. Progesterone trong thời kỳ đầu mang thai làm suy giảm nhu động dạ dày ruột và dễ gây đầy hơi, trào ngược axit, táo bón.
4. Sưng và đau ngực, dễ mệt mỏi, tâm trạng thất thường: Do phôi thai phát triển nhanh trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên sẽ nhanh chóng tiêu thụ glucose trong cơ thể người mẹ, gây ra triệu chứng hạ đường huyết, khiến mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ. Sự dao động nội tiết tố trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng có thể gây phù nề chân tay, đau ngực, mất tập trung, cáu kỉnh, lo lắng và khó chịu.
5. Đi tiểu thường xuyên: Mang thai khiến tử cung to lên, từ vùng chậu lên khoang bụng khiến góc bàng quang thay đổi, gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần.
6. Tiết dịch nhiều: Bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng estrogen sau khi mang thai, cổ tử cung dày lên và các tuyến tiết ra mạnh nên dịch tiết có thể thay đổi, chẳng hạn như tăng tiết bạch cầu và đôi khi hơi ngứa âm hộ.
Mặt khác, dưới sự kích thích của hormone sau khi mang thai, polyp tử cung có thể nhanh chóng phát triển về kích thước và có thể gây chảy máu khi cọ xát.
Nguồn: vtv.vn