Sunday, December 22, 2024

Nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết mua ngoài chợ

Bệnh nhân phải tiến hành lọc máu kết hợp các biện pháp điều trị tích cực để giữ tính mạng.

Nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết mua ngoài chợ

 

Vào khoảng 2h ngày 9/10/2024, Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) tiếp nhận người bệnh nam, 72 tuổi, nhập viện trong tình trạng khó thở, đau nhức toàn thân, đau nhức nhiều cẳng chân bên trái, chân trái sưng to, cẳng chân, bàn chân nổi các nốt phỏng tím đen, trụy tim mạch(huyết áp : 50/20 mmHg).

Qua thông tin gia đình cung cấp, trước đó 5 ngày, người bệnh có ăn tiết (gia đình mua ngoài chợ không rõ nguồn gốc). Người bệnh đã được kíp trực điều trị tích cực: Thở oxy, truyền dịch, thuốc vận mạch nâng huyết áp, giảm đau.

Đồng thời, Trung tâm Y tế Hạ Hòa đã hội chẩn với TS.BS Nguyễn Thị Thanh Mai – Trưởng Khoa Hồi sức yêu cầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, nghi ngờ người bệnh nhiễm liên cầu lợn, đánh giá tình trạng bệnh nặng nên đã thống nhất vừa hồi sức tích cực, vừa di chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Tại Khoa Hồi sức yêu cầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh đã được lọc máu kết hợp các biện pháp điều trị tích cực, hiện tại người bệnh có tiến triển tốt.

Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo người dân: Không ăn tiết canh, dù là tiết canh lợn, dê hay vịt, ngan… và không ăn các sản phẩm làm từ thịt chưa được nấu chín. Tuyệt đối không ăn thịt gia súc, gia cầm chết. Không ăn các món ăn tái sống như gỏi, nem chua, nem chạo, đặc biệt là tiết canh.

Sử dụng các phương tiện phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt. Khi có vết thương hở không nên giết mổ lợn hoặc chế biến thịt tươi sống. Vệ sinh các đồ dùng giết mổ, chế biến hay dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng…

Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img