Trường ĐH Dầu khí Việt Nam có 1 sáng chế được cấp bản quyền tại Mỹ, đang đăng ký bản quyền thêm 1 sáng chế tại châu Âu. Ngoài ra, đã đăng ký thành công 5 bằng sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với nền tảng kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo, 100% SV PVU tốt nghiệp ra trường có việc làm, trong đó phần lớn làm đúng chuyên ngành đào tạo. Các kỹ sư tốt nghiệp được đánh giá cao về chuyên môn, tiếng Anh và kỹ năng làm việc.
Nhiều SV còn nhận học bổng toàn phần học thạc sĩ, tiến sĩ từ các trường đại học uy tín ở Mỹ, Canada, Úc, Ý, Hàn Quốc; thể hiện sự công nhận quốc tế về chất lượng đào tạo của PVU và khả năng đáp ứng thị trường lao động kỹ thuật cao của SV.
Ngoài công tác đào tạo đại học chính quy, PVU còn tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài ngành dầu khí; đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho 2.000 lượt học viên là cán bộ của tập đoàn.
Trong năm học 2023 – 2024, PVU triển khai đào tạo 245 SV; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công bố khoa học. PVU đã có 2 dự án quốc tế; 7 đề tài cấp ngành; 16 đề tài cấp cơ sở; công bố 56 bài báo khoa học, trong đó có 29 bài báo được đăng tải trên các tạp chí uy tín của thế giới…
Đặc biệt, vào tháng 11.2023, PVU có 1 sáng chế được cấp bản quyền tại Mỹ với tên gọi: Phương pháp và thiết bị kiểm tra khuyết tật (hệ thống ống dẫn-NV) bằng phương pháp từ với hệ từ hóa trực giao. Hiện PVU đang đăng ký bản quyền thêm 1 sáng chế tại châu Âu. Ngoài ra, PVU đã đăng ký thành công 5 bằng sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Về hợp tác quốc tế, PVU đã triển khai hiệu quả các thỏa thuận với đối tác như Honeywell UOP (Hoa Kỳ), Topsoe (Đan Mạch); mở rộng hợp tác với ĐH Tulsa (Mỹ), ĐH Montpellier (Pháp), ĐH Kỹ thuật Malaysia, ĐH Chulalongkorn (Thái Lan); tiếp tục tài trợ học bổng và nhận SV thực tập…
Nguồn: thanhnien.vn