Monday, October 28, 2024

Thanh Hóa: Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản

Cùng với những chính sách của chính quyền và sự vào cuộc của Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa đã hỗ trợ thúc đẩy sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản, Ocop hội nhập quốc tế.

Sáng ngày 25/10, Hiệp hội Doanh nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo “Vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa”.

Thanh Hóa: Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản

Toàn cảnh Hội thảo

Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá có 535 sản phẩm OCOP được công nhận, vươn lên đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có 43 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu sang 30 thị trường nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu năm năm 2023 đạt 273 triệu USD. Tuy nhiên, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP của Thanh Hóa chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát biểu khai mạc Hội thảo, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa với vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đại diện cho tiếng nói, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp hội viên. Trong những năm qua, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực để trở thành cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và các cấp chính quyền trong tỉnh, sẵn sàng đồng hành cùng với chính quyền, người dân trong việc thực hiện các niệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Tại hội thảo các đại biểu hãy tập trung thảo luận vào một số nội dung quan trọng, làm rõ các vấn đề liên quan đến vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản và sản phẩm Ocop tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cũng như giải pháp để các sản phẩm nông sản, sản phẩm Ocop và nhiều sản vật tiềm năng của tỉnh Thanh Hóa vươn ra mạnh mẽ tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc và cả thế giới, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mang lại niềm tin và sự hài lòng của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thanh Hóa: Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong những năm qua Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh nhà đã góp phần không nhỏ trong việc kết nối các doanh nghiệp trong tỉnh trong sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Điều này đã đóng góp lớn trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Năm 2024 Hiệp hội đã tổ chức thành công 7 đoàn xúc tiến thương mại tại 3 miền Bắc – Trung – Nam, gồm 7 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vũng Tàu, Cần Thơ và Bình Định, tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho các doanh nhân, doanh nghiệp được giao lưu, gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng, điều hành và phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn nhận thẳng thắng, thực trạng hiện nay đó là, Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chủ yếu các các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính, tính chuyên nghiệp trong sản xuất, kinh doanh còn chưa cao, chưa đồng đều, chưa có nhiều sản phẩm thương hiệu, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin hay ứng dụng số trong sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh chưa thực sự quan tâm đến việc kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP.

Vì vậy, để góp phần xây dựng thương hiệu, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản Xứ thanh, đưa nông sản tỉnh đến nhiều hơn nữa thị trường trong nước và xuất khẩu, Tôi mong muốn mỗi doanh nghiệp chúng ta mạnh dạn đề xuất, đưa những giải pháp hiệu quả để Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT có định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; và tôi cũng mong muốn qua Hội nghị này Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong thời gian tới sẽ có những hoạt động thiết thực, hiệu quả hơn trong hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Xứ thanh.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hợp tác, đã và đặt ra nhu cầu giao thương kết nối ngày càng mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn, sức mua giảm. Chính vì vậy, một trong những giải pháp trọng tâm được cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm đó là đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hóa thông qua việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Đây không chỉ là cách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn là một hướng đi cần thiết để xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo sự thịnh vượng bền vững cho tương lai, giúp tối ưu hóa tài nguyên, khuyến khích sự đổi mới và phát triển sản phẩm, cũng như tạo cơ hội hợp tác và tăng cường tính cạnh tranh.

Bà Nguyễn Thị Vân, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và Phát triển nông nghiệp Vinaco cho biết, Thanh Hóa là địa phương dẫn top dẫn đầu cả nước về cả quy mô và chất lượng các sản phẩm Ocop. Để góp phần xây dựng thương hiệu, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản Xứ thanh, đưa nông sản tỉnh đến nhiều hơn nữa thị trường trong nước và xuất khẩu. Mong muốn qua Hội nghị này Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong thời gian tới sẽ có những hoạt động thiết thực, hiệu quả hơn trong hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Xứ thanh.

Ông Nguyễn Hữu Lựu, Giám đốc Công ty TNHH TM Lựu Sướng, là đơn vị với hơn 30 sản xuất và đầu tư vào ngành nông nghiệp chúng tôi trải qua nhiều thăng trầm thành công cũng như khó khăn gặp phải. Đa số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất sản phẩm Ocop đều nhỏ và siêu nhỏ. Vì vậy, tiềm lực về tài chính, tính chuyên nghiệp trong sản xuất, kinh doanh còn chưa cao, chưa đồng đều. Đa số, các doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh và bán hàng. Sẵn sàng đổi mới công nghệ trong sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Doanh nghiệp phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm; đào tạo nguồn lao động chất lượng cao…

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, nền kinh tế của Thanh Hóa sẽ có những bước phát triển nhảy vọt, các thương hiệu sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa sẽ dần được khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img