Tuesday, November 26, 2024

4 lưu ý giúp tài mới lái ô tô vào cua an toàn

Điều khiển ô tô vào cua hay qua những cung đường đèo dốc ngoằn nghèo luôn là thử thách với các tài xế, đặc biệt là tài mới, do đó việc nắm vững một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn lái ô tô vào cua an toàn.

Khác với việc băng băng trên đường cao tốc, những đoạn đường cua hay khu vực đèo dốc luôn tiềm ẩn nhiều thử thách, nguy hiểm với các tài xế, đặc biệt là các tài mới. Bởi một chút lơ là, chủ quan hay thiếu kinh nghiệm, kỹ năng xử lý… đều có thể phải trả giá. Đã có không ít vụ tai nạn xảy ra khi tài xế lái ô tô vào cua xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như xe chạy quá tốc độ, “thiếu lái” hay do tài xế thiếu quan sát… Do đó việc nắm vững một số lưu ý cơ bản dưới đây sẽ giúp các tài mới có thêm kỹ năng khi lái ô tô vào cua an toàn:
4 lưu ý giúp tài mới lái ô tô vào cua an toàn

Nắm vững một số lưu ý cơ bản dưới đây sẽ giúp các tài mới có thêm kỹ năng khi lái ô tô vào cua an toàn Ảnh: B.H

Lái ô tô an toàn khi giữ vô-lăng ở vị trí 3 và 9 giờ để tối ưu kiểm soát

Đầu tiên, muốn đánh lái chính xác khi lái ô tô vào cua, trước hết người lái phải cầm vô-lăng đúng. Để có được tư thế cũng như góc đánh lái thoải mái các tài xế nên cầm vô-lăng bằng hai tay, tay phải ở vị trí 3 giờ và tay trái ở vị trí 9 giờ. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả điều khiển lái vô-lăng. Không ít lái xe thường chủ quan sử dụng tay trái đặt ở vị trí 12 giờ trên vô-lăng còn tay phải đặt ở cần số, đây là điều không nên làm. Tuyệt đối không cầm vô-lăng bằng một tay khi lái xe vào những khúc cua, bởi nó sẽ làm giảm hiệu quả đánh lái khi phải di chuyển ở những đoạn đường cua gấp hay cua liên tiếp.

4 lưu ý giúp tài mới lái ô tô vào cua an toàn

Để có được tư thế cũng như góc đánh lái thoải mái các tài xế nên cầm vô-lăng bằng hai tay, tay phải ở vị trí 3 giờ và tay trái ở vị trí 9 giờ Ảnh: B.H

Giảm tốc độ trước khi vào khúc cua

Điều khiển xe chạy quá nhanh và không làm chủ được tốc độ để xử lý các tình huống là một trong những lý do dẫn đến tai nạn khi lái ô tô vào cua hay qua các cung đường đèo dốc. Do đó, trước khi vào cua, tài xế nên chú ý giảm tốc độ, không được vượt quá tốc độ cho phép. Việc giảm tốc độ không chỉ giúp lái xe có thời gian xử lý tình huống mà còn giúp trọng lượng xe được phân bổ đều hơn lên các bánh qua đó tăng độ bám đường. Tuy nhiên, khi giảm tốc độ trước khi lái ô tô vào cua bạn nên tránh phanh gấp, vì xe phía sau có thể bị bất ngờ và không phản ứng kịp.

Chú ý quan sát, mở rộng tầm nhìn về phía cuối khúc cua

Chú ý quan sát là điều bắt buộc đối với các tài xế khi điều khiển ô tô. Với những đoạn đường cua hay đèo dốc ngoằn nghèo lái xe càng phải tập trung quan sát để bao quát được tình hình xung quanh. Bên cạnh đó, nên mở rộng tầm nhìn về phía cuối khúc cua, điều này sẽ giúp người lái đánh giá xem có cần tăng góc đánh lái hay không.

4 lưu ý giúp tài mới lái ô tô vào cua an toàn
 

Điều khiển ô tô đi đúng làn đường

Một số tài xế khi lái ô tô vào cua thường có thói quen “cắt cua” tức lấn làn sau khi quan sát không có phương tiện đi ngược chiều để nhằm hạn chế đánh lái. Tuy nhiên, thói quen này vô tình khiến người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông và cực kỳ nguy hiểm. Lái ô tô vào cua đúng cách phải luôn giữ xe đi trong làn đường riêng. Không cắt sang các làn đường khác một cách không cần thiết, vì có thể gây tai nạn. Nếu lái xe đi đúng làn đường khi vào cua những cảm thấy tiếng rít bánh sau xuống mặt đường, thân xe bắt đầu chệch khỏi làn đường hoặc xe bị lắc lư quá mức. Điều này có nghĩa là bạn chưa giảm tốc độ đủ trước khi lái ô tô vào khúc cua.

Ngoài kỹ năng, kinh nghiệm hay sự cẩn thận của tài xế, tình trạng xe đặc biệt là các chi tiết như lốp xe, hệ thống phanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vào cua an toàn. Do đó, trước mỗi chuyến hành trình, nên chú ý kiểm tra xe. Nếu lốp đã cũ, cao su cứng sẽ dẫn đến độ bám đường kém hơn do đó cần . Nó có thể dễ dàng gây ra một khuôn mặt cứng đầu hoặc một cái lưng tròn trịa.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img