Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
Điều này không chỉ xảy ra với những người chạy marathon, ngồi lâu hay không tập thể dục cũng có thể gây ra chuột rút.
Chuột rút ban đêm khác với ban ngày, không chỉ xảy ra do cơ bắp mệt mỏi. Chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính là sự chuyển tiếp từ giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh) sang NonREM, cơ bắp có thể có độ căng đột ngột.
Tuổi tác không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra chuột rút, nhưng do người lớn tuổi ít hoạt động, dẫn đến cơ bị trì trệ. Họ cũng thường gặp rối loạn về hệ thần kinh và chuyển hóa, làm tăng nguy cơ chuột rút. Ngược lại, khi các cơ hoạt động thường xuyên với cường độ mạnh cũng sẽ dễ bị chuột rút hơn. Ở người lớn tuổi, chuột rút thường xảy ra nhiều hơn ở bắp chân.
Có 5 nhóm cơ thường bị chuột rút:
– Bắp chân: Làm việc quá sức hoặc co lại do ít hoạt động.
– Cơ đùi sau: Căng do ngồi lâu hoặc hoạt động mạnh.
– Bàn chân: Giày không phù hợp hoặc lưu thông máu kém.
– Cơ bụng: Căng thẳng hoặc mất nước.
Chuột rút vào ban đêm khá phổ biển. Ảnh: Taste for Life
Phương pháp điều trị
Không có phương pháp điều trị cụ thể. Nên kéo giãn cơ bị chuột rút và nghỉ ngơi. Áp dụng nhiệt và chườm đá cũng có thể giúp giảm đau. Bổ sung điện giải như chuối hoặc nước uống dành cho người tập thể thao sẽ có ích và nên tìm lời khuyên từ bác sĩ nếu có vấn đề sức khỏe khác.
Nếu chuột rút mãn tính kèm theo yếu cơ, vận động kém, hoặc tê liệt kéo dài, hãy gặp bác sĩ, vì đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng.
Một số cách giảm chuột rút
– Tập các bài tập bắp chân phù hợp để tăng khả năng chịu đựng và giảm mệt mỏi.
– Hoạt động nhiều hơn và tránh công việc nặng trong môi trường nóng ẩm.
– Kéo giãn bắp chân, đùi và cơ đùi sau để ngăn chuột rút.
– Bổ sung magiê, kali và canxi để hỗ trợ cơ bắp.
Nguồn: vtv.vn