Thương hiệu máy tính một thời “sang chảnh” này giờ bị chuyển nhượng với giá chỉ khoảng 70 triệu đô.
Nojima và Japan Industrial Partners đã đồng ý chuyển nhượng cổ phần vào thứ hai tuần tới. Theo thoả thuận, Nojima sẽ mua 93% cổ phần của Vaio từ Japan Industrial Partners, giá mua lại khoảng 11 tỷ yên (70 triệu đô la). Giao dịch dự kiến diễn ra vào tháng 1 năm sau.
Sau sáp nhập, Sony vẫn giữ khoảng 5% cổ phần tại Vaio. Các giám đốc điều hành trước đây của Japan Industrial Partners dự kiến sẽ giữ nguyên vị trí, trong đó có Giám đốc điều hành Masaki Yamano.
Theo thoả thuận, Vaio không hợp tác độc quyền với Nojima mà tiếp tục cung cấp sản phẩm cho các nhà bán lẻ điện tử khác. Đối với Nojima, họ tận dụng mạng lưới bán hàng điện thoại thông minh của công ty để mở rộng doanh số bán máy tính cá nhân.
Sony Vaio được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1996 và nhanh chóng nổi tiếng nhờ vào chức năng tiên tiến và tính thẩm mỹ cao. Ví dụ như Vaio C1 PictureBook, có camera và micrô tích hợp, đã giúp nó trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Năm 2011, công ty đã sản xuất hơn 8 triệu sản phẩm trên toàn cầu. Người tiêu dùng Việt Nam cũng rất ưa thích dòng máy tính Vaio, thương hiệu được coi là “sang chảnh” hàng đầu thị trường Việt.
Tuy nhiên, đến giữa những năm 2000, thị trường máy tính xách tay đã bắt đầu thay đổi đáng kể. Các nhà sản xuất máy tính xách tay giá rẻ như Acer, Asus và Lenovo đã khiến Sony Vaio phải vật lộn để cạnh tranh về giá.
Thêm nữa, Sony Vaio thiếu các chiến lược tiếp thị và phân phối sản phẩm. Mặc dù thương hiệu này có uy tín lớn trong số những người đam mê công nghệ, nhưng lại không kết nối được với nhiều đối tượng khách hàng và mở rộng phạm vi tiếp cận ra ngoài nhóm khách hàng trung thành.
Kết quả, năm 2014, Sony cuối cùng đã quyết định bán bộ phận máy tính xách tay Vaio của mình cho Japan Industrial Partners.
Dưới thời Japan Industrial Partners, Vaio đã phục hồi nhờ các chiến lược cắt giảm biên chế, chuyển hướng sang các sản phẩm giá rẻ và tập trung vào khách hàng doanh nghiệp. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 5, công ty đã đạt doanh thu số 42,1 tỷ yên, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp đôi doanh thu so với năm trước.
Vaio có kế hoạch mở rộng trung tâm tiêu dùng cá nhân và thị trường nước ngoài, đặt tỷ lệ tiêu doanh thu là 50 tỷ yên cho năm tài chính kết thúc vào tháng 5 năm 2025.
Về phía Nojima, công ty đang báo cáo tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2024 tăng 10% lên 393,1 tỷ yên và lợi nhuận ròng tăng 54% lên 14,1 tỷ yên so với năm trước. Nhu cầu về máy điều hòa không khí tăng trong mùa hè cực kỳ nóng nực, cùng với các hợp đồng bảo hành có biên lợi nhuận cao hơn trong mảng kinh doanh điện thoại thông minh, đã đóng góp tích cực vào những khoản tăng này. Vào ngày 8 tháng 11, cổ phiếu của Nojima đạt kỷ lục là 2.248 yên.
Trước đây, Nojima đã mở rộng hoạt động kinh doanh viễn thông thông qua các dịch vụ sáp nhập và mua lại. Nổi bật với việc mua lại bộ phận dịch vụ tiêu dùng internet của Nifty (công ty con của Fujitsu) với mức giá 25 tỷ yên vào năm 2017 và Conexio, nhà phân phối điện thoại thông minh thứ ba của Nhật Bản, với mức giá 85 tỷ Yên vào năm 2023.
Sau khi mua lại Vaio, Nojima dự kiến dựa vào các dịch vụ doanh nghiệp trong doanh số bán internet và điện thoại thông minh nhằm tăng doanh thu bán máy tính cá nhân trong tương lai. Với triển vọng của Nojima, hi vọng trong tương lai gần Vaio sẽ quay trở lại thời kỳ hoàng kim của mình.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn