Tuesday, November 26, 2024

Để thời trang Việt không teo tóp

Bên cạnh chống chọi sức ép từ các nhãn hàng thời trang nước ngoài, nhiều bạn đọc cho rằng thời trang Việt cần hiểu rõ khách hàng của mình hơn.

Như Thanh Niên vừa đề cập, việc nở rộ mua sắm qua sàn thương mại điện tử, trên nền tảng online, cộng thêm nhiều nhãn hàng thời trang tầm trung, có trường vốn tốt đổ bộ vào thị trường khiến nhiều nhãn hàng thời trang Việt teo tóp dần, dẫn đến quyết định đóng cửa.

Đáng nói, thời trang Việt teo tóp trong khi VN là cường quốc xuất khẩu dệt may trên thế giới. Theo Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), xuất khẩu hàng dệt may năm nay ước thu về 44 tỉ USD, tăng gần 11,3% so năm ngoái. Năm 2025, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 47 – 48 tỉ USD.

Ngược lại với sự co cụm, rời bỏ cuộc chơi của các thương hiệu thời trang Việt là sự phát triển mạnh của các thương hiệu ngoại.

Một khảo sát gần đây của Nielsen cho thấy VN đứng thứ 3 thế giới về sở thích dùng hàng hiệu, với gần 60% người dân sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm có thương hiệu. Nielsen dự báo quy mô thị trường thời trang VN đến năm 2028 có thể đạt 6,5 tỉ USD.

Để thời trang Việt không teo tóp

Sau 8 năm, chuỗi cửa hàng thời trang Lep’ tuyên bố dừng hoạt động

ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Điều này cho thấy các thương hiệu thời trang Việt vẫn đang đứng trước cơ hội và cũng là thách thức rất lớn. Bạn đọc (BĐ) Minh Nghĩa nêu ý kiến: “Thời trang Việt đang có đầy những mâu thuẫn nội tại”.

Tìm lối đi từ góc độ khách hàng

Nhận xét về những “mâu thuẫn nội tại” của thời trang Việt, BĐ Nguyễn Anh Nghi băn khoăn: “Tại sao khách hàng Việt vẫn bỏ tiền triệu mua sắm hàng thời trang của thương hiệu nước ngoài? Phải lý giải được nguyên nhân từ góc độ khách hàng mới có thể tìm thấy con đường đúng cho thời trang Việt”. Tán thành nhận xét này, BĐ Trúc Thị phân tích thêm: “Đại diện các nhãn hàng thời trang Việt đã nói về thuế, về khó khăn đầu tư, về chi phí, về sức ép cạnh tranh hàng giá rẻ từ nước ngoài. Nhưng nếu không nói đến việc đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu, cách thức mua hàng, cách thức tiếp cận của khách hàng… thì đúng là hai bên chưa có cơ hội tìm thấy nhau, bảo sao nhiều nhãn hàng nội địa phải teo tóp”.

BĐ Trường Lưu lưu ý bên cạnh sự “âm thầm biến mất của nhiều nhãn hàng thời trang Việt” thì vẫn còn đó những tên tuổi thời trang nội địa tồn tại, trụ vững và phát triển với quy mô khá tốt. “Bí quyết tồn tại của những thương hiệu thời trang Việt này là gì? Họ có chịu chia sẻ không? Họ có đồng ý liên minh với những nhãn hàng nội địa khác để tăng sức mạnh lên không?”, BĐ Trường Lưu đặt câu hỏi.

Phát biểu trên Thanh Niên, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú nhận định một trong các nguyên nhân dẫn đến nghịch cảnh “người khổng lồ” dệt may nhưng không có các nhãn hàng thời trang nội địa có giá trị cao là do doanh nghiệp chỉ lo làm hàng xuất khẩu, còn thị trường nội địa 100 triệu dân lại bị bỏ quên trong thời gian quá dài.

Nhanh chóng thích nghi, thích ứng

Không hề ngẫu nhiên khi đa số BĐ đều cho rằng các nhãn hàng thời trang Việt “đang tự thay đổi, tự thích nghi, chứ không hẳn là teo tóp”.

Cụ thể, với xu hướng tiếp cận khách hàng hiện nay, việc bán hàng online là một kênh rất đáng đầu tư khai thác vì hiệu quả hơn các chuỗi cửa hàng truyền thống. BĐ tuan nguyen quoc nhận xét: “Buôn bán mặt tiền mặt phố không còn là chủ đạo nữa rồi. Giờ người ta mua bán online vừa tiện lợi, vừa đa dạng hàng hóa, giao hàng tận nhà, giá cả lại không bị nói thách”.

Đồng thuận với nhận xét trên, BĐ Trung Trần cho rằng: “Đây là sự chuyển đổi mô hình kinh doanh từ offline sang online theo lộ trình phát triển 4.0, kèm theo nhiều yếu tố liên quan đến tình hình kinh tế chung”.

Nhiều BĐ tin tưởng thời trang Việt sẽ nhanh chóng vượt qua “kỳ nghỉ đông ngắn hạn” để tận dụng lợi thế sân nhà “người khổng lồ dệt may”.

Vẫn có thương hiệu thời trang Việt sống tốt đấy thôi, dù sản phẩm không hề rẻ.

Minh

Kinh doanh online bây giờ lợi nhuận có thể tới 10 – 15%, các đơn hàng qua sàn thương mại điện tử dưới 1 triệu đồng từ Trung Quốc hiện không có thuế VAT, trong khi shop ở VN phải đóng thuế đủ. Nhập nguyên liệu để sản xuất cũng đóng thuế, vậy là thua ngay sân nhà rồi còn gì?

Le

Giờ mà đặt gia công OEM để gắn nhãn mác thương hiệu là khó có hiệu quả, bởi người ta tiếp cận qua bán hàng online hết rồi. Nhiều thương hiệu Việt thực chất không có xưởng may, nên gồng một thời gian là phải ngừng cửa hàng.

Vân Vân

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img