Wednesday, December 25, 2024

Lan tỏa giá trị gia đình từ văn hóa doanh nghiệp

Chúng tôi là một doanh nghiệp kinh doanh, nhưng hơn cả, chúng tôi luôn xem đội ngũ của mình như một gia đình.

Lan tỏa giá trị gia đình từ văn hóa doanh nghiệp

Mỗi thành viên trong doanh nghiệp yêu thương, tôn trọng và có trách nhiệm với nhau như trong một gia đình.

Trong cuộc trò chuyện cởi mở, ông Giang Ái Bình, nhà đồng sáng lập hệ thống 123 GYM và Chủ tịch HĐTV công ty TNHH đầu tư BTGroup, đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về cách doanh nhân có thể lan tỏa các giá trị văn hóa gia đình trong doanh nghiệp.

Ông có thể chia sẻ góc nhìn của mình về vai trò của các doanh nhân trong việc lan tỏa các giá trị văn hóa ứng xử trong gia đình đến cộng đồng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ tại doanh nghiệp không?

Chúng tôi là một doanh nghiệp kinh doanh, nhưng hơn cả, chúng tôi luôn xem đội ngũ của mình như một gia đình. Với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà chúng tôi theo đuổi, hai giá trị mà chúng tôi đặt lên hàng đầu chính là “đội ngũ – teamwork” và “sự quan tâm – caring.” Tôi cho rằng khi mỗi thành viên trong doanh nghiệp yêu thương, tôn trọng và có trách nhiệm với nhau như trong một gia đình, điều đó sẽ lan tỏa ra bên ngoài – đến khách hàng, đối tác và cộng đồng. Chính sự kết nối chân thành đó là nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tôi cho rằng khi mỗi thành viên trong doanh nghiệp yêu thương, tôn trọng và có trách nhiệm với nhau như trong một gia đình, điều đó sẽ lan tỏa ra bên ngoài – đến khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Với thế hệ trẻ, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng thành công trong công việc không chỉ nằm ở những thành tựu đạt được mà còn ở việc sống đúng với giá trị của bản thân. Chúng tôi khuyến khích các bạn trẻ không ngừng học hỏi, phát triển mỗi ngày, nhưng cũng không quên xây dựng một cuộc sống ý nghĩa và cân bằng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, ông đã thực hiện những hoạt động cụ thể nào nhằm khơi gợi tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình người lao động? Những hoạt động đó đã mang lại hiệu quả ra sao?

Chúng tôi tự hào rằng công việc kinh doanh của mình không chỉ tập trung vào lợi nhuận, mà còn góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống thông qua việc nâng cao nhận thức về sức khỏe, dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cho cá nhân và gia đình.

Lan tỏa giá trị gia đình từ văn hóa doanh nghiệp

Ông Giang Ái Bình, nhà đồng sáng lập hệ thống 123 GYM và Chủ tịch HĐTV công ty TNHH đầu tư BTGroup.

Trước khi lan tỏa những giá trị này ra bên ngoài, chúng tôi luôn khuyến khích các thành viên trong đội ngũ bắt đầu từ chính gia đình mình. Chúng tôi thực hiện điều này bằng cách mang đến những chế độ ưu đãi thiết thực, đồng thời tổ chức các hoạt động gắn kết ý nghĩa để khuyến khích sự tham gia của gia đình các thành viên. Những hoạt động nhỏ nhưng được duy trì đều đặn đã tạo nên môi trường làm việc ấm áp, thân thiện và góp phần giữ chân rất nhiều thành viên gắn bó với công ty suốt hơn 10 năm qua – điều mà chúng tôi vô cùng tự hào.

Theo ông, việc đưa các giá trị gia phong, như nếp sống mẫu mực của ông bà, cha mẹ hay sự hòa thuận giữa vợ chồng, vào văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa thế nào trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự hạnh phúc và bền vững?

Mỗi thành viên trong doanh nghiệp đều phản ánh văn hóa gia đình của họ. Khi sống trong một gia đình tràn đầy yêu thương và sự tôn trọng, họ sẽ mang năng lượng tích cực đó vào công việc, góp phần xây dựng một môi trường làm việc hòa thuận và tích cực. Ngược lại, khi doanh nghiệp mang lại hạnh phúc, thành công và tinh thần đoàn kết, họ sẽ lan tỏa điều đó ngược lại vào gia đình mình.

Chúng tôi luôn khuyến khích những giá trị như sự đồng cảm, biết lắng nghe và tôn trọng – những điều đã trở thành truyền thống trong gia đình Việt Nam. Đó không chỉ là nền tảng giúp doanh nghiệp ổn định mà còn tạo nên một môi trường mà mọi người mong muốn gắn bó lâu dài.

Chúng tôi luôn khuyến khích những giá trị như sự đồng cảm, biết lắng nghe và tôn trọng – những điều đã trở thành truyền thống trong gia đình Việt Nam.

Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình về đạo đức, trách nhiệm và ý thức cộng đồng để góp phần hoàn thiện nhân cách, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện?

Trong một xã hội ngày càng phát triển với những phương thức giao tiếp ngày càng phong phú, tôi cho rằng các giá trị cốt lõi như yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm và ý thức cộng đồng lại càng cần được đề cao. Những giá trị này chính là cầu nối tạo nên sự gắn kết bền vững giữa con người với nhau, dù ở bất kỳ thời đại nào.

Tôi thường nhắc nhở con cái và các thành viên của mình rằng, sự thành công của người khác cũng là sự thành công của chính mình. Khi sẵn sàng hỗ trợ và sẻ chia, chúng ta không chỉ giúp người khác mà còn làm phong phú thêm giá trị cuộc sống của chính mình.

Trong môi trường doanh nghiệp, ông đã từng chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia vào những mô hình hay câu chuyện thành công nào về gia đình tiêu biểu, gương người tốt việc tốt mà ông cảm thấy tâm đắc?

Khi tham gia các cộng đồng doanh nghiệp như BNI, tôi đặc biệt ấn tượng với các hoạt động như ngày hội gia đình. Dù rất bận rộn và phải đối mặt với nhiều thử thách, các chủ doanh nghiệp vẫn tích cực tham gia cùng gia đình mình.

Điều này cho thấy họ không chỉ tập trung vào phát triển kinh doanh mà còn coi trọng việc gắn kết giữa gia đình và công việc. Đây là cơ hội để các gia đình học hỏi, chia sẻ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ nền tảng gia đình vào kinh doanh. Theo tôi, sự hài hòa giữa gia đình và công việc chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Lan tỏa giá trị gia đình từ văn hóa doanh nghiệp

Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, mỗi doanh nhân cần làm gương trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên các giá trị yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm xã hội.

Để đạt mục tiêu đến năm 2025 có 70% hộ gia đình thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, ông cho rằng các doanh nhân cần làm gì để thúc đẩy nhận thức và hành động của cộng đồng, đặc biệt là trong các khu công nghiệp và doanh nghiệp của mình?

Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, mỗi doanh nhân cần làm gương trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên các giá trị yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm xã hội.

Khi các giá trị này trở thành nền tảng, chúng sẽ không chỉ ảnh hưởng tích cực đến các thành viên trong doanh nghiệp mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến gia đình của họ, khách hàng và cộng đồng. Một doanh nghiệp thành công không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn kiến tạo những giá trị tốt đẹp, bền vững, góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tiêu chí ứng xử chung: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ.

– Nguyên tắc “Tôn trọng”: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

– Nguyên tắc “Bình đẳng”: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

– Nguyên tắc “Yêu thương”: Có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau.

– Nguyên tắc “Chia sẻ”: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

Lan tỏa giá trị gia đình từ văn hóa doanh nghiệp
 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img