Sunday, January 5, 2025

Suýt hoại tử đầu chi do bệnh động mạch chi dưới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa can thiệp mạch chi dưới thành công trường hợp bệnh nhân nữ 87 tuổi vì đau liên tục cẳng bàn chân phải.

Suýt hoại tử đầu chi do bệnh động mạch chi dưới

Khai thác bệnh nhân cho thấy, bệnh nhân cao tuổi, đau cẳng chân phải 3 tháng nay khi đi bộ, ngồi nghỉ hết đau. Gần đây có chấm đen ở đầu ngón chân, được bác sĩ khám xác định có tình trạng hoại tử đầu chi do bệnh động mạch chi dưới.

Các bác sĩ Khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch chẩn đoán bệnh nhân bị tắc động mạch đùi nông – dưới gối phải và tiến hành điều trị bằng phương pháp can thiệp nong động mạch. Sau can thiệp 24 giờ, bệnh nhân hết đau chân, không tê bì, chi thể ấm.

Theo TS.BS Lương Tuấn Anh, Khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch, ở người bệnh cao tuổi, nhiều bệnh nền thường không còn khả năng phẫu thuật, hoặc để lại tình trạng nặng nề sau mổ. Can thiệp là phương pháp tối ưu, có hiệu quả cao giúp mở rộng mạch máu hẹp tắc, ít ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, nhanh chóng đưa họ trở lại với cuộc sống bình thường, sau điều trị 24 giờ, bệnh nhân có thể đi lại được, nên phù hợp với bệnh nhân cao tuổi (ngay cả bệnh nhân trên 90 tuổi).

Đau, hoại tử ngón chân có thể do hẹp tắc động mạch chi dưới gây nên, nhất là khi triệu chứng đau không thuyên giảm sau uống thuốc giảm đau hay điều trị bệnh lý xương khớp thông thường.

Hẹp, tắc động mạch chi dưới gây giảm tưới máu ngoại vi chi thể (bàn, ngón chân) được thúc đẩy bởi các yếu tố, bệnh nền như tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, … Người cao tuổi thường được phát hiện muộn, dẫn tới tình trạng tổn thương mạch máu nặng, tăng nguy cơ cắt cụt phần chi thể, giảm nghiêm trọng tuổi thọ người bệnh.

Triệu chứng ở người cao tuổi thường được phát hiện muộn do nhiều nguyên nhân. Họ thường mắc các bệnh lý cơ xương khớp gây đau dễ bị nhầm lẫn với hẹp tắc động mạch chi dưới. Ngoài ra, cảm giác đau ở họ có thể giảm sút do suy giảm chức năng dây thần kinh, khiến họ không nhận thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thêm vào đó, nhiều bệnh đồng mắc và khả năng vận động hạn chế khiến khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, đau cách hồi cẳng chân.

Để chẩn đoán bệnh hẹp tắc động mạch chi dưới, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế có kinh nghiệm và đủ điều kiện cơ sở vật chất. Bên cạnh thăm khám trực tiếp, hẹp tắc động mạch chi dưới được phát hiện qua đo chỉ số huyết áp cổ chân bằng máy, siêu âm mạch máu, chụp cắt lớp đa dãy đầu dò (MSCT). Những xét nghiệm này giúp xác định mức độ tổn thương, cũng như vị trí chính xác của các mạch máu bị hẹp

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img