Tuesday, January 7, 2025

Tử tù tiêm thuốc mà không chết, xử lý ra sao?

Theo quy định, cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình cho tử tù sẽ chuẩn bị đủ 3 liều thuốc, trong đó có 2 liều dự phòng.

Bạn đọc Báo Thanh Niên thắc mắc về việc thi hành án tử hình. Cụ thể, nếu tử tù tiêm thuốc mà không chết, thì có được đặc ân là thoát án tử hay không?.
Tử tù tiêm thuốc mà không chết, xử lý ra sao?

Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi, ngụ Gia Lai) đang bị giam giữ, chờ thi hành án tử hình do hành hạ bé gái 8 tuổi dẫn đến bé bị tử vong

NHẬT THỊNH

Về nội dung này, theo điều 6 Nghị định 43/2020 quy định thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, nêu: trước khi thi hành án, cán bộ phải chuẩn bị đủ 3 liều thuốc, trong đó có 2 liều dự phòng.

Trước khi tiêm, cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình phải thực hiện quy trình:

  • Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

  • Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
  • Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Sau khi thực hiện bước thứ 3, cán bộ sẽ kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau 10 phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng.

Mỗi lần tiêm thuốc sau 10 phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba.

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img