Friday, January 10, 2025

Cảnh báo tình trạng xoắn tinh hoàn ở trẻ

Theo thống kê của Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 1/1/2025, khoa đã thực hiện phẫu thuật cho 92 ca xoắn tinh hoàn.

Cảnh báo tình trạng xoắn tinh hoàn ở trẻ

 

Trong đó, số ca phải cắt tinh hoàn là 11 ca, số ca phải cắt phần phụ tinh hoàn là 52 ca, tổng ca bảo tồn được là 29 ca.

Có thể thấy rằng, số lượng xoắn tinh hoàn ở trẻ có xu hướng tăng cao, đặc biệt số trẻ phải cắt tinh hoàn chiếm đến 12% tổng ca điều trị. Đây là một con số rất đáng báo động.

Theo nghiên cứu, 90% những trường hợp được điều trị xoắn tinh hoàn trong vòng 4 – 6 giờ kể từ khi bắt đầu đau đều không cần phải cắt bỏ tinh hoàn. Tuy nhiên, nếu quá trình này thực hiện sau 24 giờ trở lên, 90% tinh hoàn có nguy cơ bị cắt bỏ.

Việc cắt bỏ tinh hoàn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone ở trẻ sơ sinh và khả năng sinh sản trong tương lại do số lượng tinh trùng giảm. Nếu cơ thể bắt đầu tạo kháng thể do xoắn, khả năng di chuyển của tinh trùng cũng có nguy cơ bị hạn chế.

Chính vì vậy, khi để phát hiện kịp thời xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần kiểm tra túi bi đôi của bé thường xuyên. Nếu thấy túi bi đôi thỉnh thoảng bị trống chỉ có một bên thì cha mẹ cần phải đưa đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Đối với trẻ lớn hơn triệu chứng điển hình là những cơn đau bìu dữ dội khởi phát cấp tính.

Trẻ cần được đưa vào cơ sở y tế đúng chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img