Đà tiến quân nhanh chóng của lực lượng Hồi giáo cứng rắn Taliban ở Afghanistan ngay trước khi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi đây không chỉ khiến cộng đồng quốc tế bất an mà còn làm nổi bật các hoạt động liên quan của Trung Quốc.
Tình hình diễn biến mau lẹ
Trong bối cảnh Mỹ gần đến ngày rút sạch quân khỏi Afghanistan, tổ chức Hồi giáo Taliban đã nhanh chóng đánh chiếm các dải đất rộng lớn tại quốc gia Trung/Nam Á này. Taliban đang tiến nhanh vượt ngoài sự tưởng tượng của bất cứ ai, khiến quân đội Mỹ đã phải điều chỉnh dự đoán về thời gian sụp đổ của chính phủ dân sự tại Afghanistan, theo hướng giảm xuống còn 6 tháng sau khi Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi đây.
Trên thực tế, tháng 6/2021 là tháng chết chóc nhất tại Afghanistan trong 2 thập kỷ, với sự gia tăng các cuộc tấn công khủng bố do Taliban cũng như chi nhánh “tỉnh Khorasan” của tổ chức khủng bố cực đoan tự xưng “Nhà nước Hồi giáo” (IS) thực hiện.
Còn tuần trước, ít nhất 1.000 nhân viên an ninh Afghanistan đã phải tháo chạy sang Tajikistan.
Đặc biệt, chính phủ Afghanistan đã từ bỏ khu vực Wakhan thuộc tỉnh Badakhshan – một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược nhất đối với Trung Quốc. Và giờ thì tỉnh Badakhshan và hành lang Wakhan nói riêng đều đã rơi vào tay Taliban. Nếu lực lượng này không ngừng leo thang căng thẳng, Trung Quốc có thể sẽ buộc phải thay đổi chính sách bấy lâu nay của họ về việc không can thiệp.
Một trong các mục tiêu chính của quân đội Mỹ đóng ở Afghanistan là loại bỏ mối đe dọa từ tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda và bảo đảm Afghanistan không còn là nơi ẩn náu cho các nhóm khủng bố hoạt động trong vùng. Cam kết này cũng là một trong các trụ cột chính trong thỏa thuận của Mỹ với Taliban – tổ chức đã hứa hẹn ngăn chặn các chiến binh nước ngoài xâm nhập vào Afghanítan.
Tuy nhiên, báo cáo gần đây nhất của Liên Hợp Quốc về Afghanistan xuất bản vào tháng 6/2021 cho thấy Taliban và al-Qaeda tiếp tục có mối quan hệ gần gũi “dựa trên sự tương đồng về ý thức hệ” được hình thành thông qua “cuộc đấu tranh chung và sự kết hôn giữa người của hai phái”. Ngoài ra, tài liệu này còn chỉ rõ rằng al-Qaeda và các chiến binh cùng đầu óc ăn mừng các diễn biến ở Afghanistan, coi đây là một “chiến thắng cho Taliban và cho chủ nghĩa cực đoan toàn cầu”. Trong bối cảnh này, cần phải thận trọng với các lời hứa của Taliban.
Mối lo ngại của Trung Quốc
Trước các diễn biến này, Trung Quốc lo ngại về khả năng các chiến binh Hồi giáo sẽ đưa các hoạt động của mình vào Trung Quốc và các chiến binh Duy Ngô Nhĩ có thể sử dụng Afghanistan làm nơi tập kết và huấn luyện.
Trên thực tế, Trung Quốc đã tăng cường hiện diện quân sự của mình ở Tajikistan, chỉ cách biên giới Afghanistan có 16km. Cũng có tin tức về hoạt động trực tiếp của Trung Quốc ở hành lang Wakhan của Afghanistan.
Cũng giống Mỹ, Trung Quốc có thể dè dặt về khả năng Taliban sẽ kiểm soát được tình hình an ninh. Đã từ lâu (từ tận thập niên 1990), Trung Quốc phát triển quan hệ với nhóm Hồi giáo Taliban. Trung Quốc cũng luôn duy trì một cách tiếp cận thực dụng đối với tổ chức này.
Tại nước Pakistan láng giềng, nhóm chiến binh “Quân giải phóng Balochistan” đã gia tăng các cuộc tấn công vào các lợi ích của Trung Quốc, khiến nước này khá vất vả ở đây.
Ngay cả khi Taliban quyết định hạ vũ khí, nhóm này vẫn chưa đạt tới mức độ kiểm soát được hoàn toàn các phần tử nước ngoài đang hoạt động ở Afghanistan. Chẳng hạn, riêng tháng 6 vừa qua, ISKP (nhánh IS ở “tỉnh Khorasan” trong lãnh thổ Afghanistan) đã tiến hành vài cuộc tấn công, khiến dư luận lo ngại về quá trình liên kết với nhau của các chiến binh.
Nhóm mà Trung Quốc lo ngại nhất là Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP), theo cơ quan Liên Hợp Quốc hiện vẫn đang đóng ở Afghanistan.
TIP đã tham gia hoạt động bao vây khu vực Kuran wa Munjan ở Badakhshan vào tháng 7/2020 và các cuộc đụng độ gần đây ở khu vực này vào tháng 7/2021. Bắc Kinh còn quan ngại hơn nữa khi báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy TIP có sự hiện diện lớn hơn ở Syria và hỗ trợ việc đưa các chiến binh Hồi giáo từ Afghanistan sang Trung Quốc để thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở Tân Cương.
Áp lực lên Trung Quốc
Trước thực tế này, Trung Quốc buộc phải đóng vai trò mang tính xây dựng hơn ở Afghanistan để bảo đảm ổn định trong khu vực.
Trung Quốc từng điều chỉnh chính sách của họ về không can thiệp nên có thể họ sẽ can thiệp mạnh nếu tình hình tại Afghanistan xấu đi hơn nữa. Các nước khác thậm chí có thể thúc Trung Quốc phải lấp đầy khoảng trống mà Mỹ bỏ lại khi rời Afghanistan, dù cho Trung Quốc có thích hay không.
Một báo cáo năm 2020 của Viện Brookings đã trích dẫn lời của giới chức NATO cho biết đặc phái viên của Mỹ về hòa giải ở Afghanistan trong các cuộc thương lượng với Taliban đã thông báo tình hình cho Bắc Kinh “một cách thường xuyên hơn cả với các đồng minh NATO”. Ngoài ra, Bắc Kinh được biết đã từng sử dụng ảnh hưởng của mình để hối thúc Pakistan thả tự do cho Phó Thủ lĩnh Taliban là Abdul Ghani Baradar.
Tất cả những điều này cho thấy Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ buộc phải nhập cuộc sâu hơn vào vấn đề Afghanistan./.
Nguồn: vov.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.