Wednesday, February 12, 2025

Gặp mặt Thủ tướng, doanh nghiệp kiến nghị gì?

Cùng các cam kết đồng hành, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã gửi đến Thủ tướng nhiều kiến nghị.

Tại Hội nghị, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề nghị phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ.

Gặp mặt Thủ tướng, doanh nghiệp kiến nghị gì?

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân phát biểu tại Hội nghị – Ảnh VGP/Nhật Bắc

Bởi, theo ông Bình, khi nghiên cứu, tôi thấy mối quan hệ giữa GDP và tiềm lực khoa học công nghệ vẽ thành một đồ thị parapol đi lên, nghĩa là khi tăng trưởng GDP thì trình độ khoa học đi lên và khi tất cả thế giới trên một đường chung thì Việt Nam đứng thẳng, tức là với mức GDP của chúng ta thì tiềm năng khoa học tăng gấp đôi.

“Hiện nay thu nhập bình quân đầu người theo sức mua thì Việt Nam cỡ của Angola. Thử hỏi khoa học Việt Nam và Angola cỡ gì? Nếu mà nhân gấp đôi lên theo đồ thị về tiềm năng khoa học công nghệ thì chúng ta bằng Latvia, Litva.

Trước những cơ hội đó, tôi đề nghị, thứ nhất, chúng ta đã nói cơ chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, trong đó điểm nghẽn của khoa học công nghệ mới là quan trọng nhất”, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT nói.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cũng đề nghị “bình dân hóa trí tuệ nhân tạo”.

Theo vị này, vào những năm khó khăn nhất, những năm kháng chiến khi chính quyền còn yếu, còn nghèo, Bác Hồ đặt vấn đề “bình dân học vụ”. Bây giờ là cơ hội đến, đặc biệt trong dịp Tết này, chúng ta nghe nhiều về DeepSeek. DeepSeek làm cho “bình dân hóa trí tuệ nhân tạo”, tức là các công ty nhỏ cũng làm được, các công ty vừa và nhỏ cũng đã áp dụng được.

“Cơ hội đang đến, tôi đề nghị nhanh nhất có thể đưa AI vào chương trình giáo dục đào tạo của tất cả hệ thống giáo dục và chúng tôi là những người trực tiếp triển khai vào hệ thống giáo dục, chúng tôi đưa cả vào lớp 1 được, nhưng cần nhất là vai trò của Nhà nước, chỉ đạo bằng được để Việt Nam sớm trở thành quốc gia về trí tuệ nhân tạo…”, vị này đề nghị.

Gặp mặt Thủ tướng, doanh nghiệp kiến nghị gì?

Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG tham gia ý kiến tại Hội nghị – Ảnh VGP/Nhật Bắc

Còn theo bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, hơn 30 năm qua, Tập đoàn BRG hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bán lẻ, dịch vụ, du lịch. Trong thời điểm quan trọng của năm 2025, chúng tôi cam kết xây dựng thành phố thông minh Bắc Hà Nội là một thành phố có rất nhiều tính năng thông minh, từ năng lượng, di chuyển, quản lý, giáo dục, y tế, kinh tế và sẽ có tiện ích tốt nhất cho người dân.

“Vào tháng 8 năm 2024, tôi cũng đến Indonesia để ký kết trong hội nghị EZVIZ toàn cầu. Thực sự, cam kết này tiêu biểu cho một thành phố trung hòa carbon thực sự và có thể chúng tôi sẽ nhập một số cây từ nước ngoài để giải quyết ô nhiễm môi trường. Khi nào có báo cáo chi tiết, tôi sẽ xin báo cáo cụ thể sau. Đặc biệt, sẽ có các giải pháp để giảm 50% chi phí cho năng lượng cho các hộ gia đình”, bà Nga chia sẻ.

Đồng thời đề nghị, thứ nhất, trong năm 2024, chúng ta đạt tăng trưởng GDP trên 7%. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi. Tôi được biết Bộ Tài chính đang đề nghị tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất. Doanh nghiệp được giảm tiền thuê đất rất phấn khởi nhưng tiền thuế thu nhập lại tăng lên cho nên doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Vì vậy, Chủ tịch Tập đoàn BRG cũng đề nghị Thủ tướng và các Phó Thủ tướng xem xét tiếp tục giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp trong năm 2024 và năm 2025, không chỉ trong 6 tháng mà cho cả năm. Còn doanh nghiệp nào được giảm thì cần xét rất kỹ, nếu không xứng đáng thì cũng không được hỗ trợ. Đây thực sự là một điều khích lệ rất thiết thực cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, cần có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng và trung hòa carbon, bao gồm cả thuế và thủ tục hành chính. Có các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng sáng tạo để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch và năng lượng tái tạo.

“Điều này góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà Thủ tướng đã cam kết với quốc tế, với mục tiêu đến năm 2050 Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu Net Zero”, bà Nga bày tỏ.

Đồng thời đề xuất, cần có các chương trình, sáng kiến cấp quốc gia về đổi với sáng tạo, phát triển bền vững để các doanh nghiệp có thể tham gia và có những người hướng dẫn cho doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Viết Hải – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Sơn Hải cũng cho hay, trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ, cải thiện việc chậm tiến độ, đội vốn. Việc nâng tiến độ, đưa công trình vào khai thác đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Để đạt được những kết quả đó, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và bộ, ngành đã truyền cho các chủ thể liên quan một luồng gió mới, một cảm hứng để phát triển, trong đó có Tập đoàn Sơn Hải…

Bên cạnh những kết quả tích cực, vị này cho biết, doanh nghiệp có một số vướng mắc. Cụ thể, theo quy định của pháp luật về xây dựng, bảo hành công trình cấp 1 trở lên là 24 tháng (2 năm). Nhưng Tập đoàn Sơn Hải đã đề xuất được bảo hành 10 năm. Trong trường hợp này, Tập đoàn đề xuất khi nhà thầu tự nguyện cam kết bảo hành 10 năm thì chủ đầu tư chỉ giữ lại khoản bảo lãnh trong 2 năm, không cần giữ lại khoản bảo lãnh 10 năm, để tránh đọng vốn của nhà thầu.

“Về vấn đề này, xin Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xem xét, hoàn thiện cơ chế, pháp lý phù hợp để doanh nghiệp có thể tăng thời gian bảo hành. Vì khi doanh nghiệp đăng ký gói bảo hành 10 năm thì có thể yên tâm hơn trong đầu tư, áp dụng công nghệ cao, bảo dưỡng,…”, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Sơn Hải kiến nghị.

 
 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img