Diễn ra từ 31/10 -12/11, Hội nghị Liên hợp quốc vể biến đổi khí hậu lần thứ 26 (C0P26) sẽ là cuộc đàm phán quan trọng giữa nhiều nước đối với thỏa thuận cắt giảm khí thải.
Hôm 31.10, một trong các hội nghị thượng đỉnh ngoại giao quan trọng nhất lịch sử bắt đầu diễn ra tại TP. Glasgow (Anh). Dự kiến hội nghị COP26 có sự tham gia của đại diện đến từ hơn 190 quốc gia, bao gồm các nguyên thủ thế giới và hàng chục ngàn nhà thương thuyết. Hội nghị lần này cũng đánh dấu sự quay lại của Mỹ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo thế giới hiện đối mặt áp lực nặng nề trong việc lên kế hoạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Trước đó, hơn 100 quốc gia đang phát triển, đại diện hơn 50% dân số thế giới, đã đưa ra yêu sách gồm 5 điểm cần thực hiện nếu muốn Hội nghị COP26 thành công và khôi phục niềm tin trên bàn đàm phán.
Kế hoạch gây thất vọng của Trung Quốc
Để có thế ngăn chặn nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới cần cắt giảm gần một nửa lượng phát thải CO2 trong 8 năm kế tiếp và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Nếu muốn đạt được mục tiêu trên, Mỹ và Trung Quốc cần cam kết mạnh mẽ hơn nữa so với kế hoạch hiện tại, theo giới quan sát.
Trung Qụốc hiện là quốc gia phát thải CO2 lớn nhất thế giới, chiếm 27% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dựa theo kế hoạch được nước này trình lên LHQ trước thềm COP26, chính quyền Bắc Kinh sẽ tiếp tục đà phát thải hiện tại cho đến khi đạt mức cao nhất trước năm 2030, theo Reuters. Đến năm 2060, Trung Qụốc mới chuyển sang trung hòa carbon. Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh vào năm 2030 cam kết giảm 65% mật độ carbon trong mỗi đơn vị tăng trưởng kinh tế (GDP) so với với năm 2005.
Tuy nhiên, do kế hoạch được thiết lập dựa trên mật độ carbon trong mỗi đơn vị GDP, điều này có nghĩa là Bắc Kinh cho phép lượng phát thải tỷ lệ thuận với đà tăng trưởng kinh tế.
Tín hiệu từ Mỹ
Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden và phái đoàn Mỹ đang chờ tin tức tốt lành từ Đồi Capitol. Trước khi rời Mỹ ngày 29/10 (giờ VN), ông Biden kịp thời công bố thỏa thuận mới liên quan gói chi tiêu cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội trị giá 1.750 tỉ USD. Trong số này, 555 tỉ USD sẽ chi cho các mục tiêu về khí hậu và năng lượng xanh. Tại buổi họp báo, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định nếu được thông qua, đây là “khoản đẩu tư lớn nhất trong lịch sử Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu”, và “cho phép thay đổi hoàn toàn nước Mỹ”.
Động thái trên cho thấy Tổng thống Biden đang gửi đi thông điệp mạnh mẽ trong nỗ lực lấy lại vai trò dẫn đầu của Mỹ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Theo tờ The Guardian, kết hợp các mệnh lệnh hành pháp khác có thể được áp dụng trong nhiệm kỳ Tổng thống Biden, dự thảo trên cho phép Mỹ cắt giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2005. Hiện ông Biden và đoàn Mỹ mong đợi quốc hội nước này nhanh chóng hành động và thông qua, dự thảo chi ngân sách nếu muốn được lợi thế trên bàn đàm phán ở COP26
Sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, ngày 31-10, các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí về sự cần thiết phải bảo đảm cho nhiệt độ trái đất không tăng quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Lượng khí carbon mà G20 thải ra chiếm gần 80% thế giới. Vì thế cam kết hành động từ nhóm này sẽ tạo ra một động lực quan trọng cho Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra từ ngày 31/10 đến 12/11.
Trước đó, trong ngày làm việc đầu tiên, các quốc gia đã thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm thiết lập mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài ra, lãnh đạo G20 cũng nhất trí coi việc bảo đảm phân phối vắc xin phòng Covid-19 một cách công bằng là vấn đề cấp bách để chống lại đại dịch. Nhiều quốc gia như Đức, Canada đã cam kết hỗ trợ hàng trăm triệu liều vắc xin – cho các nước nghèo.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 đã ra Tuyên bố chung thể hiện nỗ lực phối hợp hành động để giải quyết những thách thức toàn cầu như chống lại đại dịch Covid-19, bảo đảm an ninh lương thực và môi trường bền vững, hỗ trợ các quốc gia nghèo trong quá trình hồi phục kinh tế, thúc đẩy bình đẳng giới…
Theo dự kiến ban đầu, COP26 sẽ được tổ chức vào tháng 11-2020, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hội nghị này buộc phải lùi lại một năm. Đây là hội nghị được Liên hợp quốc tổ chức thường niên nhằm rà soát quá trình thực hiện Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đưa ra các quyết định quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các điều khoản trong công ước. Theo Ban tổ chức, sự kiện lần này có sự tham dự trực tiếp của hơn 30.000 đại biểu, trong đó có 120 nguyên thủ quốc gia cùng với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và lãnh đạo của nhiều tổ chức, tập đoàn đa quốc gia.
Giới quan sát đánh giá, COP26 là sự kiện quốc tế lớn có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay. Tính chất đặc biệt của hội nghị một phần do bối cảnh biến đổi khí hậu đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, với tác động ngày càng trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (năm- 2015), thế giới nỗ lực giữ nhiệt độ trung bình của trái đất chỉ tăng dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ này, đồng thời nỗ lực duy trì mức tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, dù mới bước vào thập kỷ thứ ba, nhiệt độ trái đất đã tăng gần 1,2 độ C. Thực trạng này đòi hỏi các quốc gia cần hành động khẩn trương và mạnh mẽ để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trong bối cảnh đó, COP26 được kỳ vọng có thể huy động được 100 tỷ USD/năm để tài trợ cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển, đồng thời xác định mục tiêu tài chính mới cho giai đoạn sau năm 2025. Bên cạnh đó, hội nghị cũng hướng tới xây dựng hướng dẫn thực hiện đối với một số điều khoản quan trọng còn lại của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng thu hẹp khoảng cách cam kết của các quốc gia trong giảm phát thải khí nhà kính cần thiết để giữ mức tăng nhiệt độ trái đất ở 1,5 độ C. Hội nghị này cũng sẽ đưa ra chiến lược dài hạn nhằm khuyến khích các nước hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0”. Thông qua các thảo luận, COP26 cũng nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là chương trình làm việc mới về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức và tiếp cận thông tin về khí hậu.
Đến với COP26, Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện rõ nét cam kết trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế đối với nỗ lực này. Cụ thể, Việt Nam kêu gọi hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và năng lực, với tinh thần là hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giới hạn tăng nhiệt độ trái đất ở mức 1,5 độ C. Mong muốn này không chỉ phù hợp với mục tiêu chung của quốc tế, mà còn phù hợp chủ trương của nước ta về phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đặc thù. Từ lâu, Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững. Trên thực tế, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình này một cách ổn định, hài hòa, hợp lý, có hiệu quả.
Có thể thấy, chuyến tham dự của Thủ tướng tại Hội nghị COP26 lần này là minh chứng rõ nét cho thấy Việt Nam luôn là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng
Tại các cuộc tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam dự Hội nghị COP26 lần này một lần nữa khẳng định cam kết giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050; đồng thời kêu gọi công bằng, công lý cho vấn đề biến đổi khí hậu.
Thủ tướng cho biết, là một trong những quốc gia bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn nỗ lực cố gắng làm hết sức mình để phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hiệu một cách bền vững và ổn định lâu dài. Thời gian trước đây, khi công nghệ năng lượng sạch chưa phát triển, Việt Nam phải phát triển điện than để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh một nước đang phát triển. Do đó, trong quá trình chuyển đổi nguồn năng lượng, phát triển xanh, Việt Nam cần các nước phát triển chia sẻ với những khó khăn khách quan mà Việt Nam gặp phải, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị quốc gia về phát triển bền vững, ưu đãi về tài chính xanh, hỗ trợ về công nghệ xanh…
Tài liệu tham khảo:
1. Hoàn Linh “Thủ Tướng chính phủ Phạm Minh Chính tham dự COP26”.
2. Quỳnh Dương “Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung về giải quyết những thách thức toàn cầu”
3. Thuỵ Miên “Bước ngoặt cho cắt giảm khí thải toàn cầu”.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.