Monday, April 21, 2025

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Bảo tàng Áo dài tại TP.HCM chính thức mở cửa vào ngày 22.1.2014, là kết quả từ ý tưởng và sự tâm huyết suốt hơn 10 năm của họa sĩ, nhà thiết kế Sĩ Hoàng.

Tọa lạc tại số 206/19/30 Long Thuận, P.Long Phước, TP.Thủ Đức, Bảo tàng Áo dài nằm trong khuôn viên rộng gần 20.000 m² với không gian thiên nhiên thơ mộng.
Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Toàn cảnh khuôn viên rộng gần 20.000 m²

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Ban đầu, bảo tàng hoạt động dưới sự quản lý của họa sĩ Sĩ Hoàng. Đến năm 2015, Công ty cổ phần Dấu Ấn Việt Nam tiếp nhận sở hữu, quản lý và vận hành.

Kiến trúc của bảo tàng là sự giao thoa giữa phong cách nhà rường truyền thống của Quảng Nam và nét đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ.

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Không gian thiên nhiên khuôn viên bảo tàng thơ mộng

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Du khách tham quan chụp ảnh check-in ngày Quốc tế phụ nữ 8.3

ẢNH: M.D

Bảo tàng có 3 công trình chính. Trong đó, nhà trưng bày được xây dựng theo kiểu nhà dài với khung gỗ và mái ngói âm dương. Bên trong trưng bày hơn 300 mẫu áo dài từ các thời kỳ khác nhau, kể cả những bộ áo dài gắn liền với các nhân vật lịch sử và nghệ sĩ nổi tiếng.

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Nhà trưng bày hơn 300 mẫu áo dài từ các thời kỳ

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Nhà từ đường là nơi thờ tổ nghề may, có kiến trúc mang âm hưởng của kiến trúc Huế, thể hiện sự tôn kính đối với nghề truyền thống.

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Khu trưng bày các máy may các thời kỳ

ẢNH: M.D

Cuối cùng là khu lưu niệm và nhà nghỉ khách, được thiết kế gợi nhớ đến phố cổ Hội An, với những ngôi nhà cổ kính.

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Học sinh đến tham quan, tìm hiểu về áo dài

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Học sinh được nghe thuyết minh về áo dài, hướng dẫn chi tiết về quy trình làm áo dài, từ việc cắt vải, đến việc vẽ, thêu trên áo, với đầy đủ dụng cụ vải, kim, chỉ

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Khu trưng bày áo dài trẻ em

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Bảo tàng Áo dài miễn phí tham quan đối với trẻ em dưới 2 tuổi và người khuyết tật

ẢNH: M.D

Ngoài ra, xung quanh các công trình là khuôn viên xanh mát với ao hồ, vườn cây và bến thuyền, tái hiện khung cảnh miệt vườn Nam bộ. Các công trình phần lớn được làm bằng gỗ, phục dựng chân thực qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.

Một điểm nhấn đặc biệt của bảo tàng là sân khấu nổi trên mặt hồ Chân Lạc, được thiết kế để tổ chức các sự kiện biểu diễn nghệ thuật dân gian, tái hiện hình ảnh sân đình làng.

Bảo tàng Áo dài tại TP.HCM là nơi lưu giữ và trưng bày hàng trăm mẫu áo dài, phản ánh sự phát triển và đa dạng của trang phục truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ.

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Áo dài tứ thân xuất hiện từ thế kỷ XVII, là trang phục truyền thống của phụ nữ bắc bộ, gồm hai vạt trước và hai vạt sau, thường được mặc cùng yếm đào và thắt lưng

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Áo dài ngũ thân ra đời vào khoảng năm 1884, có thiết kế với năm vạt áo, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và người mặc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Áo dài Lemur được họa sĩ Nguyễn Cát Tường giới thiệu vào năm 1930, mang phong cách Tây hóa với cổ áo cao, tay phồng và sử dụng các chất liệu vải hiện đại, đánh dấu sự cách tân trong thiết kế áo dài

ẢNH: M.D

Áo dài của các nhân vật nổi tiếng: Bảo tàng trưng bày áo dài của nhiều nhân vật lịch sử và nghệ sĩ như:

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – thiếu tướng Nguyễn Thị Định gắn liền với hình ảnh nữ tướng trong kháng chiến

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Từ trái sang phải là áo dài của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Đại sứ của Việt Nam tại Áo và Canada Nguyễn Thị Hồi, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và bà Tôn Nữ Thị Ninh

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Áo dài của điêu khắc gia Nguyễn Lệ Thủy, họa sĩ Đặng Ái Việt, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Áo dài của các nghệ sĩ trao tặng, từ trái sang phải lần lượt là NSƯT Thành Lộc, NSND Hồng Vân, NSND Kim Xuân, ca sĩ Ánh Tuyết, diễn viên Thanh Thủy, ca sĩ Khánh Ly

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Áo dài của các nhà giáo ưu tú, trong đó có áo dài của giáo sư Michiko Yoshi, Trường đại học Okinawa, Nhật Bản 

ẢNH: M.D

Tại khu vực dãy nhà Hội An hiện đang trưng bày áo dài gắn liền với 4 loại hình di sản văn hóa phi vật thể, liên quan đến các loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO công nhận là: Hát xoan, đờn ca tài tử, dân ca quan họ và dân ca ví – giặm.

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Khu vực dãy nhà Hội An hiện đang trưng bày và giới thiệu áo dài gắn liền với 4 loại hình di sản văn hóa phi vật thể

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Áo dài sử dụng trong các buổi biểu diễn hát xoan

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Áo dài của nghệ sĩ biểu diễn loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Trang phục áo dài của liền anh, liền chị trong các buổi hát quan họ

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Dân ca ví – giặm: Trang phục gắn với nghệ thuật trình diễn trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Triển lãm áo dài, bộ sưu tập “Thủy chung”

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Triển lãm trưng bày các loại nội y truyền thống được phụ nữ Việt Nam mặc cùng với áo dài qua các thời kỳ

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Ngoài ra, bảo tàng còn tổ chức các triển lãm chuyên đề như “Áo dài di sản văn hóa”, “Gốm Bàu Trúc”, nhằm giới thiệu sâu hơn về các khía cạnh văn hóa liên quan đến áo dài và nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Triển lãm áo dài Nối vòng tay lớn có áo dài của Hoa hậu H’Hen Niê – Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017; PGS-TS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương; bác sĩ Ngô Thị Cẩm Hoa, Bệnh viện Nhân dân 115

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Triển lãm chuyên đề Áo dài và cội nguồn giới thiệu hoa văn dân tộc Việt Nam ứng dụng trên áo dài: trống đồng, hoa sen, chim phụng, mai – hạc

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Triển lãm áo dài Quốc kỳ các nước ASEAN lấy cảm hứng từ quốc kỳ của 10 quốc gia ASEAN

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Nhà thiết kế Sĩ Hoàng giới thiệu bộ sưu tập áo dài Hoa bốn mùa với họa tiết rực rỡ của các loài hoa

ẢNH: BẢO TÀNG CUNG CẤP

Bảo tàng Áo dài cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng nhằm mang đến trải nghiệm phong phú cho du khách như ẩm thực (chợ quê cuối tuần, ăn trưa và đặt tiệc), thuê áo dài, tổ chức sự kiện, thuê áo dài, chụp ảnh…

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Khu vực thuê áo dài và các phụ kiện

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Bảo tàng Áo dài giảm 5% giá vé cho đoàn từ dưới 50 khách, giảm 10% cho đoàn từ 50 – 100 khách và 15% cho đoàn 100 khách trở lên

ẢNH: M.D

Bảo tàng ở TP.HCM: Bảo tàng Áo dài ở cù lao Long Phước

Du khách thuê trang phục chụp ảnh tại Bảo tàng Áo dài

ẢNH: M.D

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img