Wednesday, May 14, 2025

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt – Lào

VTV.vn – Tìm về những điểm đến của tuyến đường sắt lịch sử Tân Ấp-Thà Khẹt, như gợi nhắc về hành trình lịch sử đầy bi tráng nhưng quật cường của dân tộc.

Dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình hiện nay vẫn còn sót lại những dấu tích về một tuyến đường sắt nối 2 nước Việt – Lào, được thực dân Pháp xây dựng hơn 100 năm trước. Dù thời gian trôi qua gần thế kỷ nhưng những dấu tích còn sót lại trên tuyến đường sắt Tân Ấp-Thà Khẹt (Lào) là minh chứng lịch sử đầy bi tráng nhưng quật cường của dân tộc ta.

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 1.

Vào năm 1929, Pháp cho xây dựng một tuyến đường sắt từ Ga Tân Ấp, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) lên biên giới Việt – Lào, tổng chiều dài 70 km, nối với đường 12 trên đất Lào, qua thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn (Lào) nhằm vận chuyển khoáng sản, sản vật từ Lào về Việt Nam (Ảnh tư liệu).

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 2.

Do địa hình đồi núi nên nhiều đoạn đường sắt xây dựng trên các cột trụ có độ cao hàng chục mét. Một số đoạn sử dụng cáp treo để vận chuyển các toa tàu nên được gọi là “đường sắt trên không”, hay “không trung thiết lộ”. Một số trụ cầu hiện có thể được nhìn thấy khi đi dọc tuyến quốc lộ 12A.

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 3.

Tuyến “không trung thiết lộ” nối Việt – Lào là tuyến vận tải trên cao đầu tiên tại Đông Nam Á. Với hệ thống cột đỡ và dây cáp chắc chắn, người Pháp dùng thùng goòng để chuyển tải hàng hóa. Do công nghệ máy móc còn hạn chế, việc xây dựng tuyến vận tải này gần như được thực hiện thủ công, bằng sức người (Ảnh tư liệu).

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 4.

Tuyến Tân Ấp-Thà Khẹt phải vượt qua độ cao 400 m, bao gồm hàng chục cây cầu và 5 căn hầm, hầm dài nhất là 650 m. Tuyến cáp treo này chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/12/1933. Qua gần một thế kỷ, tuyến đường sắt này hiện vẫn còn nhiều dấu tích ở vùng miền núi phía Tây Quảng Bình.

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 5.

Các cột trụ của “không trung thiết lộ” có chiều cao 5-10m. Trải qua thời gian, các trụ bê tông này hiện đã rêu phong, cây dây leo phủ kín.

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 6.

Anh Đinh Minh Tặng, Bí thư Đoàn xã Thanh Thạch, cho biết, các cụ cao niên kể rất nhiều về “không trung thiết lộ”. Để xây dựng tuyến vận tải nối Việt – Lào này, thực dân Pháp đã thực hiện chế độ bóc lột hà khắc, bắt nhân dân đi làm phu phen và tạp dịch.

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 7.

Tuyến đường đi qua nhiều cầu cống và đường hầm, đặc biệt nhất là hầm đường sắt Thanh Lạng, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa có chiều dài 500 m, cao 5 m, rộng 6 m. Sau khi tuyến đường sắt hoàn toàn dừng hoạt động, hầm Thanh Lạng trở thành một địa điểm để cất giữ vũ khí, đạn dược, lương thực…

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 8.

Thành hầm được đổ một lớp bê tông trộn lẫn đá cuội, mật mía, vôi và xi măng dày 50 cm chống thấm nước, sụt lún. Sau nhiều năm không sử dụng, hầm nay bị dột, nước rỉ từ ngầm đá xuống nhỏ tí tách.

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 9.

Đến nay, những dấu tích về “không trung thiết lộ” vẫn còn sót lại phần lớn trên địa bàn 2 xã Thanh Hóa và Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa). Trong đó, tập trung chủ yếu tại xã Thanh Hóa với hầm đường sắt Thanh Lạng, trụ bê tông… Ngoài ra, còn có một số hạng mục khác tại Bãi Dinh, La Trọng thuộc huyện Minh Hóa.

Lần theo dấu tích đường sắt xuyên biên giới Việt -  Lào - Ảnh 10.

Vào tháng 8/1945, nhằm ngăn chặn sự di chuyển của các binh đoàn cơ động của quân Pháp, một số điểm trọng yếu thuộc tuyến vận tải trên cao đã bị Việt Minh phá hủy. Cũng từ đó, tuyến “không trung thiết lộ” ngừng hoạt động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nguồn: vtv.vn

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img