Friday, November 1, 2024

Vì sao phải bê tông hóa bãi biển Dốc Lết?



Cách đây mấy hôm, nhiều người Khánh Hòa đã đăng trên các trang Facebook cá nhân những hình ảnh rất “thảm thương” về cảnh bãi biển Dốc Lết, đồng thời gửi “thông điệp” cùng bảo vệ biển Dốc Lết.

Cách đây mấy hôm, nhiều người Khánh Hòa đã đăng trên các trang Facebook cá nhân những hình ảnh rất “thảm thương” về cảnh bãi biển Dốc Lết, đồng thời gửi “thông điệp” cùng bảo vệ biển Dốc Lết.

Dốc Lết (Khánh Hòa) là một trong những bãi biển đẹp nhất nước. Thế nhưng, hiện khu vực này có một dự án xây kè chắn sóng đang khiến nhiều người dân và giới chuyên môn quan ngại đến sự an nguy của cả bãi biển nổi tiếng này.

Nằm phía bắc, cách TP.Nha Trang khoảng 55 km, bãi biển Dốc Lết (P.Ninh Hải, TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa) là điểm du lịch nổi tiếng mà khách khắp nơi tìm đến nghỉ dưỡng. Bãi biển này có chiều dài hơn 10 km, nổi tiếng với những bãi cát trắng phẳng lì kéo dài từ bờ ra hàng trăm mét. Biển nơi đây sóng êm, lại là vùng kín gió khi nằm giữa 2 mỏm đá nên được nhiều du khách chọn làm nơi dừng chân. Cùng với việc nằm xen kẽ trong những làng biển thuần túy, biển Dốc Lết còn được biết đến với rất nhiều loại hải sản tươi ngon và giá rất “mềm” nên đây là điểm đến của nhiều tour du lịch.

Vì sao phải bê tông hóa bãi biển Dốc Lết?

Bờ kè trên biển Dốc Lết đoạn qua P.Ninh Hải (TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa) đang được thi công

Lo vì bãi biển bị cày xới

Biển Dốc Lết đã có chỗ đứng trong lòng du khách. Thế nhưng từ đầu năm nay, một dự án xây kè chắn biển đã được tỉnh Khánh Hòa phê duyệt đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công; giao UBND TX.Ninh Hòa làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn gần 88 tỉ đồng, chiều dài công trình kè hơn 720 m, được khởi công tháng 1.2021. Theo đơn vị thi công, mục đích của dự án là kiên cố hóa hệ thống chắn sóng cho các hộ dân của tổ dân phố 1 và 2 của P.Ninh Hải.

Để thi công công trình này, một khối lượng vật liệu xây dựng đã được đổ xuống đây, nhất là đá cuội. Cách đây mấy hôm, nhiều người Khánh Hòa đã đăng trên các trang Facebook cá nhân những hình ảnh rất “thảm thương” về cảnh biển Dốc Lết, đồng thời gửi “thông điệp” cùng bảo vệ biển Dốc Lết.

Theo đó, người dân ghi cảnh hàng loạt xe chở đất đá đổ xuống bãi biển để làm kè, trong khi bãi biển này vốn được biết đến là nơi neo đậu tàu thuyền và tắm biển của người dân, du khách. Ngoài ra, có nhà nghiên cứu về biển đã đăng bài viết trên mạng xã hội phản ánh, phân tích những mặt trái của dự án kè chắn sóng biển Dốc Lết. Vì thế, thông tin làm kè biển Dốc Lết càng được quan tâm hơn.

Sáng 7.11, chúng tôi có mặt tại biển Dốc Lết. Do là kè chắn sóng nên bờ tường chắn được thiết kế cao khoảng 2 m, trừ phần móng và đế kè. Theo quan sát, vì kè được làm khá cao so với mặt nước biển, nên từ phía nhà dân nhìn ra không dễ thấy được thuyền và phương tiện đánh bắt (như thúng chai) của ngư dân neo đậu phía ngoài bờ kè.

Tại đây, dọc bãi biển dài gần 1 km đã được đổ móng và xây dựng kè kiên cố bằng bê tông cốt thép. Để kịp tiến độ trước mùa mưa bão, đơn vị thi công huy động nhiều phương tiện cơ giới và hàng chục công nhân thi công công trình. Trong quá trình thi công, nhiều đất đá từ việc xây dựng công trình đã rơi vãi xuống bãi biển, trông rất phản cảm.

“Bãi biển toàn cát trắng mịn rất đẹp, nay đất đá đổ đầy xuống bãi biển, hòa vào trong cát nhìn rất xót. Sau này không biết thi công xong bờ kè, có ai nhận ra bãi biển Dốc Lết này nữa không?”, một du khách từng đến Dốc Lết lo lắng.

Vì sao phải bê tông hóa bãi biển Dốc Lết?

Phương tiện cơ giới và công nhân nhà thầu đang triển khai thi công bờ kè chắn sóng biển Dốc Lết

Xây kè để ngăn biển xâm thực ?

Theo một số người dân nơi đây, dù hiện nay việc đi xuống biển của họ có khó khăn vì bờ kè xây cao, dở dang; tuy nhiên đổi lại họ yên tâm khi bờ kè xây mới, góp phần bảo vệ trước sóng biển xâm thực. Bà Nguyễn Thị Lược (tổ dân phố 2) nói: “Ở khu vực này từng có nhà dân chuyển đi nơi khác ở vì sóng biển “gặm” hết nhà cửa qua các mùa mưa bão. Tôi chỉ mong kè xây xong họ làm sạch bãi biển vì quá trình đổ vật liệu xây kè làm mất mỹ quan của biển Dốc Lết”.

Theo chính quyền địa phương, dọc bãi biển Dốc Lết đoạn qua P.Ninh Hải hiện có khoảng 100 hộ dân với 350 nhân khẩu sống giáp mặt biển. Vào mùa mưa bão, những hộ dân này đều được sơ tán đến nơi khác để đảm bảo an toàn vì sợ sóng biển đánh sập nhà.

Theo ông Trần Hải, Chủ tịch UBND P.Ninh Hải, khi triển khai dự án, địa phương đã lấy ý kiến người dân và họ rất đồng tình. Ninh Hải có bãi biển dài hơn 10 km và cùng một dải dài nhưng có đoạn tên gọi khác nhau, riêng địa danh Dốc Lết là rất nổi tiếng. Hiện bãi biển thuộc địa bàn P.Ninh Hải có nhiều điểm đã quy hoạch chuyên làm du lịch, riêng chỗ xây kè là có khu dân cư, nơi neo đậu tàu thuyền…

Chuyên gia về biển quan ngại

Bãi biển Dốc Lết nói chung hay đoạn bãi biển Đông Hải (người dân thường gọi) nói riêng là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân tỉnh Khánh Hòa. Sau khi hình ảnh đổ đất đá xuống bãi biển trong quá trình xây kè được đăng tải trên nhiều trang mạng, nhiều người dân, du khách và cả các chuyên gia về biển đều rất quan tâm. Trong đó, chuyên gia lâu năm trong nghiên cứu lĩnh vực biển, PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, đã có thư gửi lãnh đạo các cấp tỉnh Khánh Hòa, bày tỏ lo lắng vì những tác động xấu tới cảnh quan môi trường và sức hấp dẫn du lịch của bãi biển Dốc Lết do công trình kè tạo ra.

“Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy tùy vào cấp hạt cát ở bãi, các bãi cát có thể tiêu tán từ 80 – 95% năng lượng sóng. Cát ở bãi Dốc Lết khá mịn nên có khả năng tiêu tán năng lượng sóng tới hơn 90%. Trong khi đó, công trình kè biển thường chỉ tiêu tán được khoảng 20 – 50% năng lượng sóng. Nếu xây dựng công trình kè biển, khi sóng tới công trình nó sẽ bị phản xạ, và sóng phản xạ kết hợp với sóng tới sẽ tạo ra trường sóng rất mạnh trước công trình, làm hạ thấp bãi, phá hoại bãi cát và trong tương lai sẽ gây xói lở mạnh hơn”, PGS-TS Vũ Thanh Ca cho biết.

Ngày 7.11, trao đổi với Thanh Niên qua điện thoại, PGS-TS Vũ Thanh Ca (đang ở Ý) cho hay bãi biển Dốc Lết trên bờ biển vịnh Vân Phong được hình thành giữa 2 mỏm đá, có dạng uốn cong như hình mặt trăng nên thuật ngữ quốc tế gọi là bãi biển “nửa vầng trăng”. Đối với các bãi này, sóng biển truyền từ ngoài khơi vào qua cửa vịnh Vân Phong sẽ lại bị “điều khiển” bởi 2 mỏm đá ở 2 đầu bãi, nên truyền vào bờ theo hướng gần như vuông góc tại mọi vị trí trên bãi. Sóng có hướng truyền này không gây ra vận chuyển cát dọc theo bãi, do vậy không làm mất cát ở bãi biển một cách liên tục theo thời gian.

Theo ông Vũ Thanh Ca, thông thường với các bãi biển như Dốc Lết, sóng truyền theo hướng vuông góc với bờ sẽ chỉ gây biến động bãi biển theo mùa. Vào mùa đông, sóng lớn tạo nước dâng (do sóng kết hợp với triều cường) sẽ nạo vét cát gần bờ, gây xói bãi. Cát do sóng nạo vét gần bờ sẽ được sóng đưa ra bên ngoài, lắng đọng và tạo thành các doi cát song song với bờ. Mùa hè, sóng lững từ ngoài khơi truyền vào sẽ bồi lại bãi.

“Trong báo cáo Dự thảo danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển của tỉnh Khánh Hòa do Viện Nghiên cứu biển và hải đảo thực hiện năm 2018 cũng cho thấy các bãi của tỉnh Khánh Hòa bị xói lở vào mùa đông sẽ bồi lại rất nhanh, thậm chí trong 2 – 3 ngày, vào mùa hè”, PGS-TS Vũ Thanh Ca cho biết thêm.

Trong ngày 7.11, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với lãnh đạo UBND TX.Ninh Hòa để tìm hiểu về những ý kiến trái chiều xung quanh việc xây kè chắn sóng dọc bãi biển Dốc Lết, tuy nhiên mọi liên lạc đều bất thành.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img