Thursday, September 5, 2024

Hội thảo “Thoát nước, xử lý nước thải và kiểm soát úng ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu”



Hội thảo diễn ra ngày 11/11 bằng hình thức trực tuyến. Hội thảo là một hoạt động trong khuôn khổ Triển lãm Ngành nước và xử lý nước thải 2021.

Cùng với tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường bao gồm ô nhiễm không khí, nước và chất thải rắn… Trong đó, các yếu tố chính góp phần ảnh hưởng đến những vấn đề này như: Tốc độ tăng dân số cao; đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh; thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường hạn chế; nguồn lực về bảo vệ môi trường không đủ và đặc biệt là những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Điều này dẫn đến những áp lực lớn đối với môi trường đô thị, đặc biệt là các hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể tới hệ thống thoát nước đã lỗi thời, không bắt kịp tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay.

Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về thực trạng, giải pháp chống ngập úng đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Internet

Hội thảo là dịp để các chuyên gia cùng trao đổi, thảo luận hướng đi phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; tìm ra những giải pháp mới giúp giải quyết vấn đề ngập úng đô thị, thoát nước, xử lý nước thải hiệu quả hơn; đồng thời mở ra cơ hội hợp tác, kết nối kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. 

Bàn về việc ứng dụng các công nghệ thoát nước, xử lý nước thải phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Việt Anh, Trưởng Bộ môn Cấp thoát nước, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật môi trường Trường ĐH Xây dựng cho hay, hiện tại, xu hướng sử dụng các biện pháp công trình, kỹ thuật để ứng phó với ngập lụt đô thị, giảm thiểu tác động của ngập lụt tới xã hội đang trở nên phổ biến. Xu hướng này dẫn tới việc xây dựng các giải pháp công trình, công nghệ như: Tường ngăn lũ, đắp đê hoặc xây hệ thống thoát nước có thể góp phần phát triển đô thị nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro là hệ thống này không đủ sức chống chịu với lũ lụt, nhất là khi lũ lụt nghiêm trọng xảy ra.

Để giải quyết vấn đề thoát nước, ngập úng đô thị, theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Việt Anh không thể sử dụng một giải pháp đơn lẻ mà phải tích hợp các giải pháp mang tính liên vùng theo lưu vực sông, theo toàn đô thị đến các giải pháp mang tính chi tiết cho từng dự án phát triển đô thị, từng khu vực đô thị, thậm chí từng công trình cụ thể. Từ các giải pháp cứng gồm kỹ thuật công trình: Bơm, đê, cốt nền, hồ điều tiết đến các giải pháp mềm như bảo vệ rừng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và cả các giải pháp triệt thoái đô thị tại các khu vực chịu ảnh hưởng quá lớn của ngập úng, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời, việc kêu gọi sự tham gia của khối tư nhân là cần thiết để tăng nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng thoát nước.

Đề xuất xây dựng chính sách phù hợp để phát triển thoát nước bền vững, chống ngập úng đô thị, Tiến sỹ Tim McGrath, đại diện từ Tổ chức phát triển và hợp tác Đức (GIZ) cho biết, Chương trình Chống ngập và thoát nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu triển khai từ tháng 1 năm 2017 là một chương trình hợp tác kỹ thuật do Bộ Xây dựng và GIZ thực hiện tại 3 tỉnh: An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Dự án thí điểm đã đóng góp các kinh nghiệm triển khai mô hình thoát nước đô thị bền vững (lựa chọn vị trí, các giải pháp và các trang thiết bị, cây trồng trong mô hình thoát nước đô thị bền vững). Đối với góc độ địa phương, các giải pháp kỹ thuật trong dự án thí điểm thoát nước đô thị bền vững được sử dụng trong các hướng dẫn phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các giải pháp thoát nước đô thị bền vững được đề xuất cũng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về thoát nước mặt bền vững để người dân có thể áp dụng một phần trong các công trình cảnh quan sân vườn, hè phố của mình, đảm bảo mục tiêu nhân rộng của dự án.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về thực trạng, giải pháp chống ngập úng đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; chiến lược quản lý rủi ro ngập lụt bằng kỹ thuật giảm lực cản của nước; đề xuất xây dựng chính sách phù hợp để phát triển thoát nước bền vững, chống ngập úng đô thị; ứng dụng các mô hình chuyển đổi số phù hợp để hoạt động hiệu quả, năng suất hơn.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
Bàn tay nhân ái 2 - SCTV9
Bằng chứng thép VI - SCTV9
Đấu Trí SCTV9
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi