Thursday, November 28, 2024

Đóng cửa phòng dịch, các nước trên thế giới cho học sinh đi học lại thế nào?



Sau thời gian dài đóng cửa trường học để phòng chống Covid-19, các nước trên thế giới đã lần lượt mở cửa đón học sinh trở lại dù tình hình dịch vẫn chưa thuyên giảm.

Sau thời gian dài đóng cửa trường học để phòng chống Covid-19, các nước trên thế giới đã lần lượt mở cửa đón học sinh trở lại dù tình hình dịch vẫn chưa thuyên giảm.

Đẩy mạnh tiêm vắc xin, cho học sinh đi học lại

Tuần trước, Ả Rập Xê Út đã phê chuẩn vắc xin phòng Pfizer cho trẻ em từ 11-15 tuổi nhằm sớm đưa các em quay lại trường học.

Hơn một năm qua, những học sinh nước này phải ở nhà và chuyển sang học trực tuyến vì dịch Covid-19. Việc phải ở nhà thời gian dài, nhiều chuyên gia cho biết đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, đặc biệt là trẻ em ở những nơi có điều kiện sống thấp, không được tiếp cận với các thiết bị học tập trực tuyến và cả những trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.

Đóng cửa phòng dịch, các nước trên thế giới cho học sinh đi học lại thế nào?

Các nước trên thế giới dần dần mở cửa lại trường học

Chính phủ Ả Rập Xê Út đã chi hơn khoảng 2,7 triệu USD để nâng cấp cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn phòng dịch. Bộ Y tế chịu trách nhiệm đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên đạt 97% nhằm mục đích mở cửa lại trường học.

Còn Bộ Giáo dục nước này nhấn mạnh học sinh độ tuổi 11-15 tuổi chỉ được phép đến lớp khi tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.

Trong khi đó, sau 1,5 năm gián đoạn do đại dịch, nhiều trường học ở Anh đã sôi động trở lại.

Sự xuất hiện của biến thể Delta và Delta plus với tốc độ lây lan nhanh chóng làm các cơ quan chức năng nước này lo ngại. Tuy nhiên, chính phủ Anh vẫn quyết tâm đưa trẻ em trở lại trường học sau 18 tháng học trực tuyến.

Trong khi hầu hết các quốc gia châu Âu đều áp dụng biện pháp phòng dịch đối với trường học, Anh đã bỏ lệnh giãn cách xã hội và đeo khẩu trang khi ra đường. Thay vào đó, học sinh sẽ được kiểm tra thường xuyên khi đến trường.

Các nước khác như Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp vẫn duy trì giãn cách xã hội và đeo khẩu trang đối với học sinh. Ý cũng yêu cầu giáo viên xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 khi đến trường.

Trong khi đó, các quốc gia ở bán đảo Balkan thuộc nhóm nghèo nhất châu Âu, tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh bùng phát mạnh đã khiến việc đưa trẻ trở lại lớp học gặp nhiều khó khăn hơn.

Nhiều nước châu Á cũng dần dần cho học sinh đi học lại

Còn tại châu Á, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa lại trường học sau thời gian dài đóng im ỉm trước các đợt bùng phát dịch Covid-19.

Hàn Quốc có kế hoạch mở cửa trường học trên toàn quốc từ ngày 22.11 tới đây. Được biết, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin trong độ tuổi trưởng thành ở Hàn Quốc là 90%, trong khi trẻ em từ 12-17 tuổi chỉ đạt 0,6%.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và An toàn Jeon Hae-cheol tỏ ra lo ngại khi số ca nhiễm ở trẻ vị thành niên tăng cao, chiếm ¼ số ca nhiễm của cả nước. Ông cho biết chính phủ sẽ tăng cường xét nghiệm PCR, đồng thời huy động thêm nhân viên phòng chống dịch trong các trường học ở Seoul và các khu vực lân cận trước kế hoạch mở cửa toàn bộ trường học trên cả nước.

Tương tự, Trung Quốc cũng bằng nhiều nỗ lực đã đưa hơn 200 triệu học sinh, sinh viên trở lại trường học.

Nước này áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch tương tự các nước châu Âu nhưng có phần khắt khe hơn. Học sinh, giáo viên, nhân viên nằm trong khu vực hoặc từng đến những nơi có nguy cơ cao thì bắt buộc phải xuất trình kết quả xét nghiệm trước ngày khai giảng. Nhân viên y tế túc trực kiểm tra giấy tờ và đo thân nhiệt tại các cổng ra vào trường học.

Giáo viên, học sinh phải giữ khoảng cách an toàn trong lớp, các lối đi được phân luồng nhằm tránh tình trạng tập trung đông đúc. Học sinh cũng được khuyến cáo hạn chế trò chuyện trong giờ giải lao hoặc khi đi trên các phương tiện công cộng. Việc đo thân nhiệt được thực hiện ít nhất 3 lần/ngày.

Chính phủ nước này cũng đầu tư mạnh tay cho việc trang bị khẩu trang, găng tay, nhiệt kế hồng ngoại tại các trường học.

Trước đó, các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 như Mỹ, Pháp… cũng đã lần lượt mở cửa trường học từ hồi tháng 8… và để đảm bảo an toàn cho học sinh các nước cũng phân vùng dịch theo màu đỏ, cam, vàng, xanh để tuỳ tình hình từng địa phương lên phương án cụ thể. Còn tại Mỹ các nhà chức trách vẫn khuyến khích học sinh mang khẩu trang, giữ gìn vệ sinh để phòng bệnh khi tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 ở trẻ em của nước này chưa cao.

Theo UNESCO, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến hàng trăm nước phải đóng cửa trường học, trong đó có 18 quốc gia đã đóng cửa trường học hoàn toàn với 117 triệu học sinh, 5 quốc gia khác đóng cửa trường học 18 tháng nay với 77 triệu học sinh bị ảnh hưởng. Số quốc gia có trường học mở cửa lại một phần đã giảm từ 52 xuống 41 so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nước khác từng phải đóng cửa toàn bộ trường học và chuyển qua dạy trực tuyến, phát tài liệu và qua truyền hình.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img