Nhiều thầy cô giáo tâm tình là không dám nhìn lâu hơn vào những đôi mắt trẻ em mồ côi trong đại dịch Covid-19. Bởi trong sâu thẳm tấm lòng của người thầy là tình cảm yêu thương, chân thành nhất dành cho những đứa học trò thiếu may mắn…
Nhiều thầy cô giáo tâm tình là không dám nhìn lâu hơn vào những đôi mắt trẻ em mồ côi trong đại dịch Covid-19. Bởi trong sâu thẳm tấm lòng của người thầy là tình cảm yêu thương, chân thành nhất dành cho những đứa học trò thiếu may mắn…
Tại sự kiện tôn vinh và tri ân thầy cô, trao học bổng cho học sinh mồ côi trong đại dịch Covid-19 diễn ra chiều qua 19.11, nhiều thầy cô giáo đã cảm động vì hoạt động tri ân hết sức ý nghĩa mà Báo Thanh Niên tổ chức.
Vợ chồng cô giáo Phan Thị Mỹ Huệ và thầy Nguyễn Hữu Chung Kiên cùng các em học sinh mồ côi được nhận học bổng |
Thầy cô sẽ tiếp thêm sức mạnh
Thầy Lê Minh Tấn, Phó hiệu trưởng Trường THCS An Lạc (Q.Bình Tân), cho biết thời gian qua những người thầy, người cô ở trường như gia đình thứ hai của các em, bây giờ càng trở thành những người thân, để kết nối, gần gũi hơn với các em, lắng nghe tâm tư nguyện vọng với các em, làm sao để khỏa lấp đi phần nào những mất mát, đau thương trong các em.
“Là một người đàn ông mạnh mẽ như vậy, nhưng những ngày qua, theo dõi các bài viết, video về những em học trò mồ côi, nước mắt tôi đã rơi, tôi đau lòng lắm và thấy lòng mình thắt lại. Ánh mắt của các em cứ ám ảnh mãi trong tôi”, thầy Tấn kể.
Thầy Tấn cho biết mới đây nhờ chương trình trao thiết bị học tập của Báo Thanh Niên, các em đã được tặng máy tính bảng để yên tâm học tập. Ngày hôm nay, khi được nhận thêm học bổng, các em sẽ phần nào thêm an tâm, vững bước trong những tháng năm phía trước.
“Các em quá nhỏ, cần tình thương của cả cha và mẹ. Đại dịch đã cướp đi điều kiện học tập, cướp đi người thân của các em. Chúng tôi sẽ theo sát, động viên các em, mong các em sớm vượt qua khó khăn để đi tới tương lai”, thầy Tấn chia sẻ.
Nếu tôi có một điều ước, tôi sẽ ước dịch Covid-19 kết thúc ngay. Để bình an trở lại. Để các em học sinh của chúng tôi được đến trường. Để không ai còn mất đi người thân yêu vì dịch bệnh.
Thầy Nguyễn Hữu Chung Kiên, giáo viên toán, Trường THPT Lê Trọng Tấn (TP.HCM), tâm sự 23 năm làm nghề giáo của mình, chưa năm nào thầy cảm thấy mất mát như năm học vừa qua. Trường học của thầy Tấn may mắn không có em học sinh nào mồ côi trong đại dịch. Nhưng những chuyến thầy và vợ mang gạo, trứng, sữa, tiền, thiết bị học tập tới tặng các em nhỏ khác từ H.Củ Chi, H.Bình Chánh tới Q.12… đã khiến thầy tâm tư rất nhiều.
“Tôi xót xa trước nhiều học trò tội nghiệp. Nhưng nói với bản thân không được khóc, hãy đứng dậy mà đi giúp các trò nhiều hơn. Cuộc đời này vô thường lắm, nên hãy cho đi khi còn có thể”, thầy Kiên bộc bạch.
Thầy Phạm Công Nhật, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quốc Toản (H.Bình Chánh, TP.HCM), nói: “Chúng tôi thấy ở đây những đôi mắt rất hồn nhiên của các em, nhưng trong đó chất chứa bao nỗi niềm khi các em đã không còn nơi nương tựa. Những thiếu thốn, mất mát vì mất đi người cha, người mẹ, sẽ còn theo các em tới suốt cuộc đời”. Những thầy cô giáo dự khán đều tâm niệm yêu thương các con, dành tình cảm, dạy dỗ các con nên người, vững bước vào đời.
Cô Phan Thị Mỹ Huệ, giáo viên Trường tư thục Nguyễn Khuyến, nhận hoa từ các học sinh tại buổi lễ tôn vinh và tri ân thầy cô chiều 19.11 tại Báo Thanh Niên |
Phía sau những gói quà
Cô giáo Phan Thị Mỹ Huệ, giáo viên Trường tư thục Nguyễn Khuyến, Giám đốc Công ty TNHH giáo dục Thiên An, và người chồng của mình là thầy Nguyễn Hữu Chung Kiên, giáo viên Trường THPT Lê Trọng Tấn, mang tới 50 gói quà để trao cho học sinh mồ côi.
Từ những bài viết trên Báo Thanh Niên, hai vợ chồng cô giáo Huệ đến tận nơi tặng nhu yếu phẩm, tiền, hoặc thiết bị học tập trực tuyến cho các em.
“Một ngày tháng 7.2021, hai vợ chồng tôi đi ngang một dãy nhà trọ ở Q.Tân Phú và thấy tấm biển kêu cứu, cần hỗ trợ đồ ăn, thiết bị cho con em học trực tuyến. Đó cũng là dãy trọ đầu tiên chúng tôi hỗ trợ trong mùa dịch. Tới nay, hai vợ chồng chưa cho phép mình dừng lại. Phía trước cửa nhà tôi đến giờ vẫn luôn là 2 thùng, một bên đựng gạo, bên kia là trứng, bà con khó khăn gõ cửa là chúng tôi tặng”, cô Huệ tâm sự.
Tới bây giờ, cô Huệ vẫn không thể nào quên được đôi mắt của hai anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ mà mình từng tới thăm. Anh học lớp 2, em lớp 1, cha mất vì Covid-19, mẹ cũng mất vì tai nạn giao thông ngay sau đó, hai anh em sống cùng cậu trong một gian nhà trọ bé xíu ở Q.12. “Chúng tôi tặng tiền, gạo, sữa… để các em đi tiếp cuộc đời. Mong chia sớt bớt những nỗi đau mà 2 em đang trải qua”, cô Huệ rưng rưng.
“Nếu tôi có một điều ước”
Ngày Nhà giáo Việt Nam là để tri ân thầy cô, nhưng chia sẻ với PV Thanh Niên, các thầy cô đều chỉ cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các học sinh của mình.
“Trong 15 năm công tác của tôi, đây là ngày lễ 20.11 đặc biệt nhất, gần nửa năm học chưa học trực tiếp, nhiều học trò khó khăn vì đại dịch. Chúng tôi chỉ có một mong muốn là làm sao để giảng dạy tốt nhất cho những học trò của mình và mong các em học sinh khỏe mạnh, bình an. Đó là món quà lớn nhất, ý nghĩa nhất của tôi”, thầy Phạm Công Nhật nói.
Còn thầy Lê Minh Tấn xúc động: “Nếu tôi có một điều ước, tôi sẽ ước dịch Covid-19 kết thúc ngay. Để bình an trở lại. Để các em học sinh của chúng tôi được đến trường. Để không ai còn mất đi người thân yêu vì dịch bệnh”.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.