Dạy học trực tuyến, giáo dục mở đang phát triển mạnh mẽ, nên văn hoá học đường có một số chuyển đổi như bị ảo về chân giá trị. Cần phải xây dựng văn hóa học đường như thế nào trong bối cảnh chuyển đổi số?
Dạy học trực tuyến, giáo dục mở đang phát triển mạnh mẽ, nên văn hoá học đường có một số chuyển đổi như bị ảo về chân giá trị. Cần phải xây dựng văn hóa học đường như thế nào trong bối cảnh chuyển đổi số?
Sáng nay 21.11, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”.
GS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đại diện cho Nhóm nghiên cứu mạnh Tâm lý học giáo dục của trường sẽ tham gia hội thảo và chia sẻ những ý kiến của nhóm về vấn đề xây dựng văn hóa học đường trên môi trường trực tuyến.
Ảo về chân giá trị – thách thức mới
Trước thềm hội thảo, GS Huỳnh Văn Sơn đã chia sẻ với báo Thanh Niên về nhận định của nhóm với thực trạng văn hóa học đường trên không gian mạng hiện nay.
GS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
GS Sơn cho biết, đánh giá hiện nay cho thấy văn hóa học đường trên không gian mạng có nhiều vấn đề cần xem xét. Tuy vậy, dựa vào đánh giá chung cho thấy, dạy học trực tuyến, giáo dục mở đang phát triển mạnh mẽ, nên văn hoá học đường có một số chuyển đổi như bị ảo về chân giá trị: ảo trong thể hiện bản thân; ảo trong tự nhận thức; ảo trong cả cách thức tương tác…
Song song đó, văn hóa học đường trên mạng đang bị tác động quá lớn bởi nhiều vấn đề như: danh xưng thầy cô, áp lực bởi những đòi hỏi của người học và cả phụ huynh; những thách thức về điều kiện khai thác, sử dụng mạng, học liệu số…
Người dùng đang có biểu hiện trẻ hóa khi thực tiễn sử dụng cho thấy chính học sinh tiểu học đã đến với internet, facbook từ nhiều nhu cầu khác nhau cho thấy cần có những nghiên cứu về nhu cầu, kỹ năng này của các em để cập nhật cho giáo viên và các nhà quản lý giáo dục, cũng như các giáo viên làm tư vấn tâm lý kiêm nhiệm, hay các chuyên gia tư vấn, để có các kế hoạch phòng ngừa và giám sát chủ động.
Nguy cơ trở thành nạn nhân của sự hỗn tạp văn hóa
PV: Hệ lụy nảy sinh từ thực tế trên là gì, thưa giáo sư?
GS Huỳnh Văn Sơn: Có thể có nhiều hệ lụy nảy sinh nếu không đầu tư sâu về việc xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh dạy học trực tuyến, chuyển đổi số trong giáo dục. Hoặc giả chỉ là định hướng chung chung mà chưa có chương trình hành động thiết thực. Tất cả có thể tạo ra sự hỗn tạp văn hóa. Sự hỗn tạp văn hóa được mô tả rõ khi tuổi tác, vai giao tiếp chức năng, sự tương tác giao tiếp không có nền tảng, cơ sở.
Các thông tin phóng đại đa cấp, liên cấp; các thông tin được nhân lên nhiều lần hay tin liên tục cập nhật, thiếu kiểm soát, thiếu nguồn dẫn làm cho người nhận tin đuối dần trong nguồn tin ngồn ngộn. Hay các biểu hiện văn hóa trên không gian mạng với các biểu hiện “chặt chém”, “tẩy chay hội đồng”, “bạo lực tinh thần nhóm”, kỳ thị và không chấp nhận, tạo áp lực đám đông… làm cho người tham gia bối rối, chới với, hay thậm chí căng thẳng khi tiếp nhận chủ động hay bị động…
Từ những vấn đề tiêu điểm trên cho thấy việc quan tâm nhiều đến môi trường số, số hóa bài giảng, học liệu và nhất là tạo ra sự an toàn cho đội ngũ nhà giáo khi giao tiếp, dạy học trực tuyến là điều vô cùng quan trọng.
Môi trường số cho thấy việc tác động đến văn hóa học đường trên bình diện xã hội mạng hay các nhóm tương tác là điều rất quan trọng. Cụ thể như các diễn đàn tự phát, các diễn đàn chưa kiểm soát có liên quan đến nghề giáo cũng góp phần làm cho văn hóa học đường cũng bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Chính kiểu lập diễn đàn mà không kiểm soát sau một thời gian, việc tạo ra nhiều thành viên nhưng chưa đảm bảo sàng lọc, yêu cầu cụ thể và kèm theo các quy định về văn hóa tham gia, dẫn đến các phát ngôn vô tư, các mục tiêu trục lợi hay quảng bá cá nhân… xuất hiện.
Thực tế cho thấy khi mạng xã hội phát triển, các diễn đàn là cộng đồng mới được mở ra để trao đổi và chia sẻ, tương tác. Không chỉ là chia sẻ các thông tin tích cực mà nhiều diễn đàn bắt đầu nói xấu về nghề, về đồng nghiệp, học sinh, dần tạo ra những cái nhìn tiêu cực. Bên cạnh đó, biểu hiện tiêu cực khi có những cái nhìn méo mó về nghề, những đánh giá chủ quan để lan truyền các quan điểm có vấn đề về học đường cũng bắt đầu xuất hiện.
Đặc biệt, việc mua bán giáo án hay kế hoạch bài dạy; sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo tổng kết hay các bài làm sau các khóa tập huấn được quảng bá, giao dịch bởi chính người làm nghề giáo, xây dựng văn hóa học đường là một nỗi buồn bởi học sinh, phụ huynh và chính nhiều người khác đều nhìn thấy và biết rõ…
Đừng để học sinh bị cô lập
GS Huỳnh Văn Sơn (giữa) và sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong dịp kỷ niệm ngày 20.11 |
PV: Còn các vấn đề liên quan đến tương tác giữa thầy và trò thì sao?
GS Huỳnh Văn Sơn: Các vấn đề trong văn hóa học đường liên quan đến tương tác giữa thầy và trò khá nhiều. Những phản ứng của người học đối với thầy cô dạy học trực tuyến hay thể hiện văn hóa học đường trực tuyến cần được xem xét. Rõ ràng điều này không thể không dựa trên phân tích về quan hệ giữa thầy và trò trên môi trường học đường mở hay môi trường học trực tuyến trong cái nhìn để so sánh. Những sự đổi thay trên mạng đòi hỏi thầy cô phải làm chủ, nên chắc chắn cần có thời gian và lẽ dĩ nhiên những sơ xuất của thầy cô có thể xảy ra.
Bởi chỉ có sự chuẩn bị chu đáo, nhận thức đúng về các yêu cầu của văn hóa học đường trong môi trường trực tuyến mới tạo ra sự định hướng hành vi đúng về giao tiếp, ứng xử. Sự lựa chọn này sẽ không dễ cho phép chúng ta xuất hiện trong một buổi họp nhóm, buổi livestream hay một buổi tập huấn quá vô tư mà không đánh giá về các diễn tiến có liên quan. Hoặc tất cả yêu cầu về ngôn từ, cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp và tất cả phát ngôn, ứng xử đều phải mang hơi thở của sư phạm và giáo dục nếu đó là hoạt động gắn với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và còn hơn thế nữa.
Văn hóa học đường trên mạng hay văn hóa học đường trong môi trường học trực tuyến không chỉ được tạo nên bởi người thầy.
Học sinh cũng là chủ thể rất quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến các giá trị, hình ảnh của văn hóa học đường. Đối với học sinh, sinh viên, các em rất dễ cảm thấy bị cô lập trong việc học trực tuyến, vì vậy giáo viên cần cố gắng tạo điều kiện để các em có cơ hội tương tác nhiều hơn. Không thể trách cứ học sinh, sinh viên khi chính chúng ta cũng chưa trang bị cho các em những kỹ năng giao tiếp, học tập, làm việc trực tuyến từ bối cảnh. Đương nhiên, không vì thế mà chúng ta cho rằng việc các em có những hành vi sơ xuất hay thậm chí lệch chuẩn xã hội là điều bình thường.
PV: Vậy thưa giáo sư, làm sao để hạn chế tối thiểu những tác hại từ các hệ lụy trên?
GS Huỳnh Văn Sơn: Xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh dạy học trực tuyến, chuyển đổi số trong giáo dục là vô cùng quan trọng bởi đây là môi trường để dạy học và giáo dục. Khi các giá trị văn hóa được đảm bảo, mỗi người sẽ có nhiều cơ hội để tiếp thu, lĩnh hội văn hóa. Đồng thời, cũng thông qua môi trường văn hóa ấy, có thể phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa lành mạnh, thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhằm hướng tới một môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tích cực và hướng tới sự phát triển bền vững.
Xây dựng văn hóa học đường đúng nghĩa không thể thiếu việc quản lý và xây dựng văn hóa mạng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay và đây chính là các định hướng mang tính hành động thiết thực.
PV: Xin cảm ơn GS Huỳnh Văn Sơn!
“Văn hóa học đường được hình thành trong quá trình hoạt động của các thành viên trong nhà trường và mối quan hệ giữa các thành viên. Xây dựng môi trường học đường có văn hóa, lành mạnh là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo và sinh viên. Để làm được điều đó, việc đầu tiên cần làm là người thầy phải làm gương sáng trong việc xây dựng và thực hiện nét đẹp văn hóa học đường trong trường học.
Mỗi thầy cô phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành. Thầy cô cũng cần xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người ngay cả môi trường học đường trực tuyến”.
GS Huỳnh Văn Sơn
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.