Đổi mới hay là chết?

Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hơn bao giờ hết đang đứng trước những cơ hội to lớn để tăng tốc phát triển và hội nhập với quốc tế. Các hiệp định FTA đã và đang tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước tiếp cận tốt hơn, thuận lợi hơn với các thị trường quốc tế. Lợi thế từ chi phí sản xuất thấp vẫn đang được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam tập trung khai thác. Tuy nhiên đây cũng là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp sản xuất Việt, đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Mô phỏng hệ thống tự động của một Dự án do Haskell thực hiện

 

Theo ông Phạm Trung Hiếu, giám đốc tập đoàn Haskell Việt Nam, thay vì tập trung nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị thặng dư, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn đang khá “hài lòng” với hệ thống, trang thiết bị đã lỗi thời chỉ để tạo ra nhiều hơn sản phẩm ở mức trung bình và thị trường hướng đến không phải là thị trường của giá trị thặng dư cao. Họ sẽ lại tiếp tục “điệp khúc” giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành đối với các sản phẩm đã sản xuất nhiều chục năm. Vô hình chung, chúng ta đang đi lùi mặc dù vẫn có nhiều sản phẩm đang được xuất xưởng hàng ngày. Các hàng rào kỹ thuật đi cùng với các hiệp định tự do thương mại luôn là thử thách đối với các doanh nghiệp sản xuất tại các quốc gia đang phát triển… Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ đối diện với không ít khó khăn từ các hàng rào kỹ thuật đó!

Cũng theo ông Hiếu, đã là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nên có chiến lược “sáng tạo”. Cần tập hợp sức mạnh của nhiều doanh nghiệp có lợi ích chung thông qua liên kết, hợp tác để cùng phát triển và quan trọng là hỗ trợ nhau tối ưu những điều kiện chưa đầy đủ của từng doanh nghiệp khi sản xuất riêng lẻ. Trong thời đại 4.0, công tác R&D và ứng dụng công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, bắt đầu từ một phần nhỏ trong dây chuyền sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế kinh doanh lớn hơn. Chấp nhận thay đổi theo cuộc chơi chung, tối ưu các điều kiện và nguồn lực sẵn có cùng với các giải pháp sáng tạo, đúng đắn sẽ giúp các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển nhanh hơn, bền vững hơn!

  • “Giải pháp thực tiễn hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất”
  • 5 giải pháp làm lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Ông Nguyễn Văn Tính, Giám đốc INTECH Service Việt Nam cho biết, hiện nay, có tới hơn 50% các doanh nghiệp tại Việt Nam đang có tình trạng sử dụng thiết bị hỏng rồi mới sửa, không có hoạt động bảo dưỡng định kỳ. Các hoạt động này có ưu điểm về chi phí ngắn hạn thấp, không cần quan tâm đến việc lập kế hoạch và tận dụng được tối đa thời gian sử dụng máy. Tuy nhiên, lại có những mặt hạn chế vô vùng lớn, các doanh nghiệp thường xuyên bị thụ động trong lịch trình sản xuất, chi phí sửa chữa tăng cao hoặc có thể dẫn đến hư hỏng toàn bộ thiết bị phải thay thế mới.

Doanh nghiệp sản xuất Việt, đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Ông Nguyễn Văn Tính – Giám đốc INTECH Service Việt Nam

 

Vì vậy, cũng theo ông Tính, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch sang bảo trì chủ động. Trong đó, công tác bảo trì sẽ thực hiện theo kế hoạch và có hệ thống theo dõi hiệu quả trong triển khai bảo trì bằng các hệ thống phần mềm ERP, CMMS, Speedmaint…. Đặc biệt, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như BMS, Scada, IOT, VR, AR….vào giám sát tình trạng thiết bị sẽ giúp cho việc ra quyết định bảo trì, thay thế trong bảo trì chủ động trở lên tối ưu hơn.

Một trong những lợi ích dễ nhận thấy của bảo trì chủ động là giảm thiểu sự quản lý trong việc khắc phục sự cố khi máy hỏng. Nếu vướng vào sự cố trong quá trình sản xuất, các nhà máy sẽ phải dừng đơn, sau đó chạy bù tiến độ, phê duyệt gấp, điều này cực kỳ ảnh hưởng đến hiệu quả và tâm lý của các quản lý nhà máy. Do vậy, việc bảo trì chủ động giúp cho các cấp quản lý có thời gian tập trung vào khách hàng, chất lượng sản phẩm và công tác cải tiến, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.