Hiệp hội doanh nghiệp địa chất và khoáng sản Việt Nam cũng băn khoăn việc gia hạn nộp tiền cấp quyền sẽ được thực hiện cho năm nào và gia hạn trong bao lâu?
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp địa chất và khoáng sản Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do chưa chờ được văn bản hướng dẫn.
Văn bản đề nghị nêu rõ, mục III phần 3e, Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/09/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 quy định tại mục III phần 3e giao “Bộ Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trong tháng 9 năm 2021 về việc gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội cho biết, đến thời điểm hiện nay Chính phủ vẫn chưa ra quyết định cuối cùng cho vấn đề này. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đang “như ngồi trên đống lửa” khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn tứ bề trong khi lại chịu thêm sự thúc giục, đôn đốc nộp tiền từ cơ quan thuế.
Hiệp hội doanh nghiệp cũng băn khoăn việc gia hạn nộp tiền cấp quyền sẽ được thực hiện cho năm nào và gia hạn trong bao lâu? Nếu việc gia hạn này thực hiện cho khoản phải nộp phát sinh trong năm 2021 thì hiện nay đã quá thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm 2021 (31/10/2021) nhưng Chính phủ vẫn chưa có Nghị quyết chính thức. Trong khi các cơ quan thuế địa phương vẫn đang thúc giục việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tạo áp lực lớn về tài chính cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.
Trên thực tế, nhiều tháng trong năm 2021, nhiều địa phương trên cả nước áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, hoạt động tiêu thụ khoáng sản, bố trí nhân sự. Trong khi đó, địa bàn của mỏ khai thác lại tập trung chủ yếu ở vùng núi, trung du, là những nơi không áp dụng các Chỉ thị 15, 16 nhưng vẫn bị ảnh hưởng gián tiếp bởi sự hạn chế của các hoạt động giãn cách làm cho việc vận chuyển, bán hàng khó khăn, nguyên vật liệu mua bị chậm, ảnh hưởng tiến độ sản xuất của nhà máy, bán hàng tiêu thụ nhỏ giọt, kể cả bán hàng nội địa và xuất khẩu, nhân lực lao động bị xáo trộn lớn nhất là lao động chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao.
Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, khối doanh nghiệp khai khoáng chờ đợi giải pháp của Chính phủ để giảm thiểu các ảnh hưởng lớn này đến các doanh nghiệp khoáng sản dù không nằm trong khu vực áp dụng Chỉ thị 15 và 16 nhưng vẫn bị ảnh hưởng lớn của Covid đến hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, việc xác định các điều kiện, trường hợp Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp được gia hạn nếu chung chung, chưa cụ thể chi tiết cho từng đối tượng thì sẽ khó áp dụng, có thể gây tranh cãi do cách hiểu khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế địa phương.
Một băn khoăn khác của Hiệp hội Doanh nghiệp địa chất và khoáng sản Việt Nam là việc gia hạn tiền cấp quyền sẽ được thực hiện cho toàn bộ số tiền cấp quyền phải nộp theo thời hạn hay chỉ một phần và cơ sở xác định là như thế nào? Số tiền gia hạn có phụ thuộc vào thiệt hại vật chất thực tế của doanh nghiệp hay không? Việc chứng minh thiệt hại vật chất này được thực hiện như thế nào? Các con số này là rất lớn nhưng nếu phải chứng minh để được gia hạn nộp thuế thì sẽ khó chứng minh, thiếu tính thực tiễn và dễ dẫn đến bất đồng quan điểm giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thu NSNN.
Hi vọng rằng, những đề nghị này của Hiệp hội Doanh nghiệp địa chất và khoáng sản Việt Nam sớm được giải đáp để các doanh nghiệp “gỡ khó” trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19./.
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.