Có lần tôi nghe nói đến mónbánh ống gạo, bánh bỏng gạo. Nghe lạ vậy, nhưng khi nhìn thấy lại sung sướng vì tái ngộ “cố nhân”. Hóa ra chỉ là món bánh bùm bị thay tên đổi họ mà thôi.
Có lần tôi nghe nói đến món bánh ống gạo, bánh bỏng gạo. Nghe lạ vậy, nhưng khi nhìn thấy lại sung sướng vì tái ngộ “cố nhân”. Hóa ra chỉ là món bánh bùm bị thay tên đổi họ mà thôi.
Ở cực nam Quảng Ngãi quê tôi, thức quà dân dã ấy được đặt cho cái tên đúng với cách thức làm ra nó – bánh bùm. Đơn giản lắm, vì khi người ta làm bánh thường phát ra tiếng “bùm, bùm”.
Một túi bánh bùm vừa ra lò |
Hết mùa, chiếc máy cày thất nghiệp. Không biết ông “kỹ sư lái máy cày” nào đã thêm vài bộ phận, nâng cấp chiếc máy để làm bánh bùm và lăn bánh trên mọi nẻo đường thôn quê. Chiếc xe không có còi nhưng hễ đến đầu xóm là bọn trẻ nít lại nhốn nha nhốn nháo hô lên như nhặt được vàng: “Bùm kìa, bùm kìa”. Có đứa nhanh chóng chạy một mạch về nhà lấy nguyên liệu chuẩn bị cho… dây chuyền sản xuất.
Con nít, người lớn tay xách tay mang, nào gạo, nào bắp, nào mì gói, đường cát… và cả bao tải để đựng thành quả. Bánh bùm thường được làm từ gạo và đường, nhà nào làm nông thì mới có sẵn bắp, nhà nào cho thêm mì gói vào thì phải “sộp” lắm. Có thêm mì gói thì bánh thoảng hương đặc trưng, nhưng có cái nhược, cho mì gói vào mà không cấp tốc “thanh toán” hết, bánh sẽ nhanh chóng bị ỉu.
Tôi ngày ấy cũng xúm xít nài nỉ mãi mẹ mới cho 3 lon gạo. Bưng thau gạo, cầm bao bóng đựng bánh, ba chân bốn cẳng chạy tới chỗ người ta đang bu đông như kiến bu đường kia – chỗ xe bánh bùm đậu lại. Phải xếp hàng, chờ nghiêm chỉnh như đi khám bệnh phải bốc số, thứ lớp được “xử lý” trước sau một cách công bằng.
Bùm xong, ai cũng có bao bánh xách về. Song, ai cũng mời nhau vài cây bánh. Tôi không ngoại lệ. Bánh nào cũng giòn, xốp như nhau, nhưng hương vị thì khác như nước sông và nước biển. Mỗi lần như thế, tôi đều được thưởng thức nhiều mùi vị. Có những nhà ăn chẳng bao nhiêu, nhưng vẫn đến ngồi xếp hàng, có lẽ vì thấy vui.
Khoảnh khắc được mong đợi và thú vị nhất là nhìn bánh ra lò. Nguyên liệu được đổ vào máy, thoắt cái đã thành một cây bánh dài ngoẵng như cây mía chui ra ở đầu bên kia. Bánh vừa ra, nóng và mềm, được dùng kéo cắt thành từng đoạn nhỏ, cho vào trong bao, chỉ lát sau là bánh khô và giòn. Bánh phải bỏ vào bao bóng, loại thường dùng đựng bánh tráng, có vậy thì mới giữ được độ giòn.
Đèn vàng thắp lên cùng với ngàn sao, người ta vẫn còn cười nói rôm rả ở đấy. Người lớn thúc trẻ nhỏ “giải quyết” cho nhanh để còn trở về nhà. Có khi ngó thấy bác chủ xe làm chẳng xuể, có người chủ động lấy kéo phụ cho nhanh, còn bác kia thì đổ gạo đều và dùng thanh kim loại ngoáy cho gạo xuống đều, không bị nghẽn. Không khí cứ như tết đến bên thềm, ai cũng trông chờ được cầm trên tay thức quà quê.
Trong các tiệm tạp hóa bây giờ cũng treo lủng lẳng những túi bánh bùm đủ màu sắc bắt mắt. Có những thức quà không đơn giản chỉ là món ăn mà là cả một khung trời kỷ niệm. Như tiếng “bùm, bùm” rủ mình chạy theo mùi thơm của gạo, của bắp ngô…
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.