Chớp lấy cơ hội…

Tháng 8 năm 2014, Chính phủ Nga đã áp đặt lệnh cấm vận đối với các sản phẩm nông nghiệp được nhập khẩu từ châu Âu, bao gồm cả các sản phẩm từ sữa, để trả đũa việc EU ra lệnh cấm vận kinh tế đối với Nga vì vấn đề Ukraine. Khi đó, nước Nga bị rơi vào tình trạng  thiếu sữa trầm trọng.

Gian nan hành trình “đem chuông đi đánh xứ người” của TH Group

Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin.

 

Thống kê cho thấy, từ năm 2013 đến năm 2017, nguyên liệu sữa do Nga sản xuất chỉ đạt khoảng 20 triệu tấn, và chiếm khoảng 76% tổng nhu cầu, trong khi 24% còn lại – tương đương khoảng bảy triệu tấn / năm, phải được bù đắp bằng việc nhập khẩu.

Đứng trước bối cảnh đó, Tổng thống Nga Putin thời điểm đó đã quyết tâm đẩy mạnh sản xuất sữa trong nước. Nước Nga đã nhận thấy sự cần thiết phải đầu tư để hiện đại hóa ngành công nghiệp sữa, họ đã tăng mức trợ cấp cho nông dân chăn nuôi bò sữa.

Năm 2016, lượng tiền mặt mà chính phủ sẵn sàng đầu tư vào sản xuất sữa trên toàn quốc đã tăng gấp đôi. Trợ cấp đạt tổng cộng 500 triệu USD. Thêm 25 triệu USD vay ngân hàng ngắn hạn đã được cung cấp cho nông dân. Chi phí vốn xây dựng và cải tạo các trang trại cũng tăng 100 triệu USD.

Chính phủ Nga muốn giữ ổn định các mức đầu tư này cho đến khi ngành công nghiệp này đủ phát triển để tự đứng vững trên đôi chân của mình. Hàng trăm trang trại và nhà máy quy mô lớn được lên kế hoạch xây dựng từ thời điểm đó cho đến năm 2020.

Và cũng chính thời điểm đó, bà Thái Hương, người sáng lập Tập đoàn TH, đã nhìn thấy cơ hội và quyết tâm đầu tư vào Nga. Có lẽ bà đã thuộc rất kỹ câu nói của nhà báo người Mỹ, Frank Tyger: “Hãy học cách lắng nghe, đôi khi cơ hội có thể gõ cửa rất khẽ”.

Vào tháng 3 năm 2016, TH Group và chính quyền vùng Kaluga, chính quyền thành phố Ulyanovo, chính quyền thành phố Mosalsk đã ký kết hợp tác đầu tư. Ngay sau đó, tập đoàn đã bắt đầu xây dựng một trang trại bò sữa tại Matxcova và một trang trại khác ở vùng Kaluga Oblast, cách Matxcova chỉ chưa đầy 100 km về phía Tây Nam.

Gian nan hành trình “đem chuông đi đánh xứ người” của TH Group

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công dự án của Tập đoàn TH tại Nga.

 

Thời điểm đó, tập đoàn của Việt Nam là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Nga, với khoản đầu tư lên tới 2,8 tỷ USD vào một khu liên hợp sản xuất và trang trại hoàn chỉnh ở khu vực Matxcova. Khu đất rộng 50.000 ha là nơi sinh sống của 45.000 con bò và sẽ sản xuất ra khoảng 234.000 tấn sữa mỗi năm.

Khó khăn còn phía trước

Mới đây nhất, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Thái Hương, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH cũng đã tham gia tháp tùng Chủ tịch nước.

Phát biểu tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga, bà Thái Hương cho rằng: “Tất nhiên không phải mọi thứ đều thuận lợi. Chúng tôi được chính phủ đồng tình ủng hộ, được các địa phương nơi chúng tôi đầu tư kề vai sát cánh. Trong thời gian xây dựng, và triển khai dự án, có những bước mà chúng tôi phải điều chỉnh, nhưng đã luôn bám sát, làm thần tốc để đi đến đích”.

Gian nan hành trình “đem chuông đi đánh xứ người” của TH Group

Bà Thái Hương Phát biểu tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga.

 

Đúng như bà Thái Hương đã chia sẻ, mặc dù đã có những khởi đầu thuận lợi, song dự án của TH Group tại Nga, gian nan vẫn còn ở phía trước. Không chỉ bởi đây là dự án đầu tiên vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam của họ, mà còn vì thị trường sữa của Nga đang có sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt với nhiều “ông lớn” trên thế giới.

Thị trường sữa ở Nga hiện tại đang được thâu tóm bởi một số công ty lớn trong ngành như: EkoNiva (công ty Đức), Agrokompleks (công ty Nga) và các nhà chế biến sữa, bao gồm Danone (Pháp) và PepsiCo (Mỹ, được biết đến với tên Wimm Bill Dann cho các sản phẩm sữa tại Nga) cùng một số tập đoàn khác, Molvest, Kosmos của Nga với thị phần nhỏ hơn.

Điều này có nghĩa là thị trường sữa Nga chủ yếu được định hình bởi một số công ty nước ngoài, các sản phẩm sữa trên kệ của các chuỗi cửa hàng nổi tiếng hầu hết đều là các sản phẩm từ Danone, Wimm Bill Dan và EkoNiva.

Mặc dù người sáng lập Tập đoàn TH đã từng khẳng định: “Cho tới hôm nay, tôi có thể nói là dự án sẽ thành công vang dội. Chúng tôi sang Nga không phải để cạnh tranh giá thành ly sữa thời kỳ cấm vận, mà là cạnh tranh công bằng với các hãng sữa bằng giá thành, chất lượng. Chúng tôi sẽ không sợ bất kỳ một hãng sữa nào trên thế giới cạnh tranh giá thành với chúng tôi ở Nga”.

Nhưng, để phát triển tại thị trường sữa ở Nga, các nhà sản xuất không chỉ cần công nghệ có thể sản xuất số lượng lớn với chất lượng tốt hơn và sử dụng các thành phần trong nước với giá thấp hơn. Mà bên cạnh đó họ cũng cần một chuỗi giá trị phát triển.

Gian nan hành trình “đem chuông đi đánh xứ người” của TH Group

Liệu TH Group có vượt qua những thử thách tại thị trường Nga.

 

EkoNiva là một ví dụ điển hình về một nhà đầu tư nước ngoài không chỉ sản xuất các sản phẩm sữa mà còn thành lập trang trại chăn nuôi bò sữa của riêng mình. Chiến lược của EkoNiva nhằm phát triển một cụm sản xuất các sản phẩm sữa “sản xuất tại Nga” cho phép các công ty địa phương thu lợi nhuận bằng cách tích hợp vào một số phần của chuỗi giá trị này. Họ có hành trình bám rễ hơn 25 năm tại nước Nga và là một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất ở đây với sản lượng đạt gần 1 triệu tấn vào năm 2020. 

Trong khi đó, với hành trình còn mới mẻ của mình, thành công có lẽ vẫn còn ở phía trước của TH Group…