Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng một thập kỷ, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp.
Các chuyên gia khuyến nghị những người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra hàm lượng cholesterol trong cơ thể ít nhất 5 năm một lần. Những đối tượng sau đây sẽ đặc biệt cần thực hiện điều này, bao gồm: Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên; Đàn ông hơn 35 tuổi
Phương thức kiểm tra sẽ là một dạng xét nghiệm máu, với kết quả cho ra gọi là chỉ số cholesterol. Dựa vào nó, bác sĩ có thể mau chóng xác định bạn có mắc chứng rối loạn lipid máu hay không. Từ đó, họ sẽ nhanh chóng đề xuất những biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị, nếu cần thiết.
Tuy nhiên, bạn đã biết chỉ số cholesterol mang ý nghĩa như thế nào chưa?
Chỉ số cholesterol là gì?
Về nguyên tắc, chỉ số cholesterol sẽ thể hiện nồng độ của các hợp chất gồm: Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp hay cholesterol “xấu” (LDL); Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao hay cholesterol “tốt” (HDL); Triglyceride (chất béo chuyển hóa từ thực phẩm bạn tiêu thụ, chẳng hạn như rượu, bia, đường dư thừa… Chúng thường được lưu trữ ở các tế bào mỡ trong cơ thể); Cholesterol toàn phần (tổng hợp các loại trên).
Bạn cần lưu ý rằng từng chỉ số cholesterol riêng biệt không đủ để dự đoán về nguy cơ phát sinh các bệnh về tim hoặc xác định những việc bạn cần làm để giảm thiểu rủi ro này. Thay vào đó, chúng góp mặt vào những cơ sở giúp bác sĩ xem xét các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch của bạn trong vòng 10 năm tới, chẳng hạn như: Tuổi tác; Chỉ số huyết áp; Thói quen hút thuốc lá; Quá trình sử dụng thuốc huyết áp. Từ đó, bác sĩ sẽ cùng với bạn thảo luận về việc phát triển chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro trên nếu có.
Chỉ số cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
Hàm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp quá lớn sẽ hình thành những mảng bám trên thành động mạch, từ đó gây tăng khả năng phát sinh bệnh tim bằng cách dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Đây cũng là lý do vì sao các nhà nghiên cứu đánh giá LDL là cholesterol “xấu”.
Chỉ số LDL càng cao đồng nghĩa với việc bạn càng dễ mắc các bệnh về tim mạch. Kết quả từ 190 trở lên được xem là quá cao. Lúc này, ngoài những chỉ dẫn về một lối sống lành mạnh, bác sĩ còn kê toa cho bạn thuốc statin nhằm hạ mức cholesterol tỷ trọng thấp xuống.
Mặt khác, đôi khi bạn vẫn sẽ cần dùng statin dù chỉ số LDL của bạn thấp hơn 190. Sau khi tính ra nguy cơ rủi ro trong vòng 10 năm tiếp theo, bác sĩ sẽ đề ra giới hạn của mức LDL mà bạn cần đạt thông qua: Chế độ ăn uống; Rèn luyện thể chất; Sử dụng thuốc (nếu cần thiết).
Chỉ số cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)
Ngược lại với LDL, kết quả HDL hay cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao càng lớn đồng nghĩa với việc nguy cơ phát sinh bệnh tim ở bạn càng thấp. Nguyên nhân là bởi HDL đóng vai trò chống lại những bệnh lý liên quan đến tim bằng cách loại bỏ bớt cholesterol “xấu” ra khỏi máu, đồng thời ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám trên thành động mạch.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hoặc dùng thuốc statin theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bạn tăng nhẹ chỉ số HDL.
Chỉ số triglyceride
Triglyceride là dạng chuyển hóa của phần lớn chất béo trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Do đó, chỉ số triglyceride cao thể hiện bạn có nguy cơ lớn gặp phải bệnh mạch vành.
Các nhà nghiên cứu cũng phân loại chỉ số triglyceride thành từng nhóm như sau: Dưới 150: bình thường; 150 – 199: hơi cao; 200 – 499: cao; Từ 500 trở lên: quá cao.
Chỉ số cholesterol toàn phần
Chỉ số cholesterol toàn phần thể hiện toàn bộ hàm lượng lipid có trong máu, bao gồm LDL, HDL hay những thành phần khác. Bác sĩ sẽ cần dựa vào chỉ số cholesterol toàn phần khi xác định nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch của bạn cũng như phương pháp kiểm soát tốt nhất.
Tổng kết
Việc hiểu rõ chỉ số cholesterol có thể giúp bạn mau chóng nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.