Chia sẻ tại Diễn đàn “Tiếp cận mới về chuyển đổi số doanh nghiệp – hiểu đúng để làm trúng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, PGS TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp cho biết, cách mạng công nghệ không chỉ làm tăng năng suất mà yếu tố về sự hợp tác – “năng suất hợp tác” mới là quan trọng.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần đánh giá năng lực hấp thụ của doanh nghiệp

Diễn đàn “Tiếp cận mới về chuyển đổi số doanh nghiệp – hiểu đúng để làm trúng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 23/12.

 

“Chuyển đổi số giống như sự thay đổi phương thức từ phương thức truyền thống sang phương thức mới trên cơ sở về phát triển bền vững đã được khẳng định từ năm 2019”, PGS TS Nguyễn Mạnh Quân nhấn mạnh.

Vậy làm thế nào giúp doanh nghiệp chuyển đổi số? Trả lời câu hỏi này, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp không phải là khi doanh nghiệp mua sắm một vài thiết bị công nghệ để sử dụng thì được xem như là chuyển đổi số, mà đặt ra yêu cầu thay đổi phương thức quản lý, phương thức tổ chức của những người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần đánh giá năng lực hấp thụ của doanh nghiệp

Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp cũng cho rằng, để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi, cần căn cứ trên cơ sở khảo sát, điều tra, nghiên cứu. Từ đó mới có cơ sở thiết kế chương trình đào tạo, tập huấn, xây dựng cho doanh nghiệp lộ trình chuyển đổi số thành công. Trong đó, thu thập thông tin liên quan đến sự sẵn sàng cho việc chuyển đổi số (TC4.0) và thực trạng năng lực (BCI) của doanh nghiệp.

Theo ông Quân, khảo sát đánh giá này là cơ sở để xây dựng nội dung các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất, chất lượng nói chung và việc chuyển đổi số và sản xuất thông minh, cụ thể: Thiết kế nội dung chương trình đào tạo tập huấn kiến thức về chuyển đổi sang kinh tế số và sản xuất thông minh cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần đánh giá năng lực hấp thụ của doanh nghiệp

PGS TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp chia sẻ theo hình thức trực tuyến.

 

Đồng thời, xây dựng lộ trình chuyển đổi sang kinh tế số và sản xuất thông minh của doanh nghiệp. Xây dựng các đề án tư vấn cho doanh nghiệp về chuyển đổi sang kinh tế số và sản xuất thông minh.

Cho rằng các doanh nghiệp khác nhau cần đánh giá từng doanh nghiệp, ông Quân phân tích “Chữa cho người bệnh chứ không phải chữa bệnh” đó mới là điều kiện cần thiết có những thông tin hữu ích để xây dựng lộ trình cụ thể cho một doanh nghiệp cụ thể.

Theo đó, ông Quân cho biết sử dụng phiếu hỏi gồm hai phần. Một là khả năng tiếp cận CMCN 4.0 (TC4.0) và hai là bộ chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (BCI). 

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần đánh giá năng lực hấp thụ của doanh nghiệp

Khảo sát đánh giá là cơ sở để xây dựng nội dung các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất, chất lượng nói chung và việc chuyển đổi số và sản xuất thông minh.

Trong đó, phiếu hỏi khảo sát này gồm 3 nhóm nội dung, thứ nhất ý định, năng lực, sự chuẩn bị và nguồn nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp gồm ý đồ chiến lược và kế hoạch; năng lực lãnh đạo; phát triển nguồn nhân lực và sự hợp tác. Thứ hai, là sự liên kết về quá trình trong hoạt động gồm tích hợp dọc; tích hợp ngang; vòng đời sản phẩm tích hợp. Thứ ba, là tình trạng kết nối và tự động hóa của các quá trình công nghệ gồm tính kết nối; tự động hóa; mức độ thông minh; tính kết nối. 

Đặc biệt nhấn mạnh về bộ chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (BCI) do Diễn đàn Doanh nghiệp (VCCI) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp xây dựng, ông quân cho biết, BCI đã được xây dựng và triển khai trong nhiều năm, không chỉ được dựa trên tham khảo các bộ chỉ số trên thế giới mà còn được tiếp cận các phương pháp đánh giá năng lực hoạt động như OCA + CIS + CFI. Đồng thời đánh giá tính bền vững và tác động xã hội = DOCS + CSR.

“BCI là bộ chỉ số dùng chung để tất cả các doanh nghiệp tổ chức đều có thể tiếp cận và sử dụng khi đánh giá doanh nghiệp, từ đó đưa ra bộ giải pháp phù hợp với mỗi một doanh nghiệp phù hợp với khả năng, đặc thù và khả năng hấp thụ của chính doanh nghiệp đó, từ đó hỗ trợ hữu hiệu thay vì sự hỗ trợ chung”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp nhấn mạnh.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần đánh giá năng lực hấp thụ của doanh nghiệp

Diễn đàn “Tiếp cận mới về chuyển đổi số doanh nghiệp – hiểu đúng để làm trúng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 23/12.

 

Khẳng định cách mạng công nghiệp tạo cơ hội và cũng là thách thức, PGS TS Nguyễn Mạnh Quân khẳng định, “kinh tế số và sản xuất thông minh” là xu thế tất yếu, chuyển đổi số là không thế tránh khỏi.

Bên cạnh đó, bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi lớn, tiềm ẩn thách thức và cơ hội để tạo đột biến. Do đó, ông Quân cho rằng các doanh nghiệp Việt cần nắm bắt. “Bởi so sánh về mặt bằng, năng lực của doanh nghiệp Việt còn tương đối thấp so với mặt bằng chung của thế giới trong giai đoạn chuyển đổi này. Đòi hỏi chúng ta phải nhaỵ bén, khai thác được tiềm năng sẵn có. Thành công chỉ dành cho những doanh nghiệp nhạy bén và có tiềm năng”, PGS TS Nguyễn Mạnh Quân khẳng định.

Đặc biệt, đánh giá năng lực là bước khởi đầu của mọi chiến lược/kế hoạch nâng cao năng lực và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, thông qua đánh giá năng lực từng doanh nghiệp có những thiết kế hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp, tạo ra sự khởi đầu thiết thực cho doanh nghiệp. Hãy tận dụng cơ hội để phát triển.