Từ ngày mai (4.1), học sinh TP.HCM từ lớp 7 trở lên đến trường học trực tiếp, các trường THCS, THPT đã chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá học kỳ 1 sau thời gian học sinh ngừng đến trường.
Từ ngày mai (4.1), học sinh TP.HCM từ lớp 7 trở lên đến trường học trực tiếp, các trường THCS, THPT đã chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá học kỳ 1 sau thời gian học sinh ngừng đến trường.
2 tuần đầu dành để ôn tập
Khi học sinh (HS) khối lớp 7, lớp 8 trở lại trường học trực tiếp, tổng số lớp học 3 khối 7, 8, 9 của Trường THCS Tân Tạo là 26. Trong khi trường này có 35 phòng học do vậy bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Tạo (Q.Bình Tân), cho biết nhà trường bố trí mỗi khối lớp học ở một khu vực riêng biệt và có lối di chuyển riêng.
Khi trở lại trường, học sinh sẽ có 2 tuần ôn tập củng cố kiến thức trước khi kiểm tra học kỳ 1 |
Bà Hồng Châu nói thêm tương tự như với khối lớp 9, thời gian đầu khi HS đi học trở lại, giáo viên sẽ thực hiện rà soát và ôn tập lại những nội dung đã giảng dạy trực tuyến. Theo đó, HS sẽ học các buổi sáng những kiến thức cơ bản, buổi chiều còn lại giáo viên ôn tập, hướng dẫn làm bài tập trực tuyến. Từ đó, các tổ bộ môn sẽ thực hiện biên soạn đề kiểm tra theo hướng dẫn, yêu cầu.
Tương tự theo bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), từ ngày 4.1, khi HS tất cả các khối lớp trở lại trường, nhà trường sắp xếp HS lớp 12 học các buổi sáng; HS lớp 11 sẽ học sáng thứ 2, 4, 6 và buổi chiều thứ 3, 5, 7; HS lớp 10 học sáng thứ 3, 5, 7 và buổi chiều thứ 2, 4, 6. Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cũng nhấn mạnh khi HS đến trường, giáo viên mới biết rõ những điểm nào cần tập trung hướng dẫn HS củng cố kiến thức. Việc ôn tập nhằm giúp HS nắm chắc lý thuyết và vận dụng giải quyết bài tập chuẩn bị cho bài kiểm tra định kỳ.
Học đến đâu kiểm tra đến đó
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay với lộ trình tổ chức học trực tiếp như TP đã thực hiện trong thời gian qua, HS lớp 9, lớp 12, đến trường từ ngày 13.12 và đã có thời gian 2 tuần để ôn tập, củng cố kiến thức đã học trong thời gian học trực tuyến. Vì vậy HS 2 khối lớp này sẽ thực hiện các bài kiểm tra học kỳ 1 trước, bắt đầu từ ngày 10.1.
Còn đối với HS các khối lớp 7, 8, 10, 11 bắt đầu trở lại trường từ ngày 4.1, ông Minh cho hay Sở sẽ hướng dẫn các trường bố trí thời gian sao cho thực hiện như kế hoạch đưa ra. Tức HS các khối còn lại cũng có 2 tuần đầu trở lại trường học trực tiếp để dành cho việc ôn tập, củng cố, phụ đạo kiến thức trước khi kiểm tra học kỳ. Đảm bảo có thời gian giữ thăng bằng cho việc học trực tuyến, kiểm tra trực tiếp.
Đề cập đến yêu cầu của bài kiểm tra định kỳ sau gần như hết học kỳ 1 HS học trực tuyến, người phát ngôn của Sở GD-ĐT nói rằng kiểm tra định kỳ là kiểm tra quá trình học, xem HS tiếp thu kiến thức như thế nào. Vì vậy HS học đến đâu sẽ kiểm tra đến đó và kiểm tra đúng những gì đã học.
“Phụ huynh, HS không nên lo lắng và áp lực với kỳ kiểm tra này. Sở GD-ĐT đã giao quyền chủ động cho các nhà trường. Trong thời gian 2 tuần trở lại trường, giáo viên và các tổ bộ môn sẽ xác định cụ thể mức độ tiếp thu kiến thức của HS để xây dựng ma trận, cấu trúc bài kiểm tra phù hợp”, ông Tấn Minh nhấn mạnh.
Hình thức kiểm tra học kỳ theo cấp độ dịch, đối tượng HS
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, thời gian tổ chức kiểm tra định kỳ học kỳ 1 từ ngày 10 – 22.1. Các trường ở địa bàn được xác định dịch cấp độ 1, 2, 3 và HS đã đi học trực tiếp thì tổ chức kiểm tra trực tiếp. Nếu nhà trường ở địa bàn được xác định dịch cấp độ 4 và HS không thể đến trường học trực tiếp thì nhà trường tổ chức kiểm tra theo hình thức trực tuyến.
Hình thức, cấu trúc đề kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận, tỷ lệ các mức độ câu hỏi…) do hiệu trưởng quyết định sau khi bàn bạc, thống nhất với tổ chuyên môn, đảm bảo được đánh giá, phân loại HS theo quy định. Không kiểm tra những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông. Không kiểm tra đối với các nội dung phải thực hiện tinh giản và các nội dung hướng dẫn HS tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu, những nội dung yêu cầu HS thực hành, thí nghiệm. Nội dung
đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
Riêng những HS thuộc diện F0, HS vì cách ly, giãn cách xã hội… không thể tham gia kiểm tra cuối kỳ từ ngày 10 – 22.1, Sở đề nghị nhà trường xem xét cho thực hiện kiểm tra, đánh giá bổ sung sau khi đã thực hiện các biện pháp dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức phù hợp, trao đổi với phụ huynh HS, thông báo cho HS. Việc kiểm tra bổ sung hoàn thành trước 28.2.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.