Một số thói quen cực kì phổ biến khi đi mua sắm vô tình lại khiến ta tiêu nhiều tiền hơn mức cần thiết.
Việc chi quá nhiều tiền cho những món đồ không có trong dự định chỉ vì “hứng thú nhất thời” từ lâu đã trở thành một vấn đề chung mà nhiều người tiêu dùng chúng ta gặp phải. Bằng cách tránh một số thói quen xấu được liệt kê dưới đây, bạn sẽ thoát được khỏi thói quen chi tiêu tốn kém đó, tránh tình trạng “mất tiền oan” khi mua sắm.
1. Mua món đồ ở phía ngoài cùng của kệ hàng
Đây có thể nói là thói quen phổ biến nhất của mọi khách hàng khi mua đồ tại các cửa hàng tự chọn. Tuy vậy, cần lưu ý rằng những món đồ được sắp xếp ngoài cùng thường là những món đồ có hạn sử dụng khá ngắn so với những món đồ được sắp xếp phía bên trong. Vì vậy, chọn mua những món đồ ở phía trong một chút có thể giúp bạn cất giữ và sử dụng được trong thời gian lâu hơn.
2. Không lập danh sách đồ cần mua
Các trung tâm mua sắm thường đánh vào tâm lí chưa có sự chuẩn bị của người mua, bày ra những món hàng bắt mắt để nhắm vào những quyết định trong thoáng chốc của khách hàng. Vì vậy, bạn nên lập cho mình một danh sách trước bất kì chuyến sắm sửa nào và tránh chi tiền cho những món đồ ngoài danh sách.
3. Không sắp xếp danh sách của bạn
Có một danh sách đồ cần mua là rất tốt nhưng có thể sẽ còn tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa nếu bạn sắp xếp danh sách này theo những mục nhất định, tương ứng với những quầy hàng được bán tập trung trong siêu thị. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm được kha khá thời gian khi tìm kiếm, vừa không bỏ sót bất kì thứ gì trong dự định.
4. Đi mua sắm với chiếc bụng đói
Dạo quanh những quầy hàng được bày bán bắt mắt trong siêu thị khi cái bụng đang kêu gào vì đói, bạn sẽ có xu hướng chọn mua những gì bạn đang muốn ngay lúc đó để thỏa mãn nhu cầu tức thời của bản thân thay vì những gì bạn thực sự cần.
5. Mua chỉ vì giảm giá
Mặc dù các chương trình khuyến mại, giảm giá có thể là một món hời lớn với người mua, bạn cũng cần tránh việc quá sa đà vào những món hàng giá rẻ này để rồi mua phải những thứ không dùng đến. Hãy hỏi lại bản thân về mức độ cần của một sản phẩm nào đó trước khi quyết định lựa chọn, đồng thời hãy kiểm tra về chất lượng, hạn sử dụng của các món đồ bày bán nơi quầy giảm giá.
6. Mua đồ tích trữ
Nếu các trung tâm mua sắm ở gần, hãy cân nhắc đến đó mua đồ một cách thường xuyên hơn thay vì mua thực phẩm tích trữ cho thời gian dài. Điều này sẽ giúp bạn tránh lãng phí thực phẩm vì hỏng hóc do quá hạn.
7. Chỉ mua đồ hiệu
Mặc dù việc sử dụng những món đồ hàng hiệu sẽ giúp bạn đảm bảo được độ chất lượng, an toàn của sản phẩm nhưng đôi lúc, bạn cũng nên thử tìm kiếm và tin dùng những nhãn hàng “bình dân” hơn một chút. Trên thực tế, thị trường tồn tại rất nhiều nhãn hàng tuy chưa có tiếng tăm vang dội nhưng chất lượng cũng rất “đáng đồng tiền bát gạo”. Tìm ra những nhãn hàng đó, xác thực được chất lượng của sản phẩm và tin tưởng sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ.
8. Mua với số lượng lớn
Một xu hướng chung của những nhà bán hàng hiện nay là đưa ra các chương trình ưu đãi khiến khách hàng chọn mua với số lượng lớn, điển hình là mua nhiều giảm nhiều hay mua nhiều tặng thêm sản phẩm. Chương trình này thoáng nghe qua có thể là một món hời lớn với người tiêu dùng nhưng trên thực tế, nếu mua quá nhiều và vượt quá nhu cầu sử dụng, đây lại vừa là một sự lãng phí, vừa là một sự tốn kém không cần thiết.
Nguồn: vtv.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.