Saturday, November 23, 2024

Công tác QL hoá chất, chất thải nhằm đạt được mục tiêu phát triển



Việt Nam và công tác quản lý hoá chất và chất thải nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Việc phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp giải quyết những thách thức mà hiện nay các hoá chất và chất thải trong các hoạt động phát triển kinh tế gây ra cho con người và môi trường. Đồng thời, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân, tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng…

Những thách thức lớn nhất trong việc quản lý hợp lý hóa chất và chất thải

Công nghiệp hóa chất có mặt ở khắp các ngành công nghiệp, từ các khâu sản xuất hay ở các xí nghiệp, nhà xưởng đến sản xuất lương thực thực phẩm. Ngành này có đặc điểm chính là sự đa dạng các sản phẩm, có thể phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp khác. Chính vì thế, công nghiệp hóa chất khai thác các tài nguyên của đất nước, từ khoáng sản, dầu khí cho đến sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí là cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp. Công nghiệp hóa chất đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước. Tốc độ phát triển trung bình của ngành hóa chất là 10% giai đoạn 2010-2020. Ngành hóa chất và chuỗi cung ứng trực tiếp liên quan đã đóng góp khoảng 11,2% giá trị sản lượng công nghiệp quốc gia, tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng lao động của toàn ngành công nghiệp.

Công tác QL hoá chất, chất thải nhằm đạt được mục tiêu phát triển

Phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta và là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đang phát triển mạnh. Các ngành sản xuất hóa chất, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa dầu, hóa chất cơ bản, nguồn điện hóa học, khí công nghiệp, cao su, chất tẩy rửa, sơn, hóa dược đều đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển bền vững ở Việt Nam và đặt ra nhiêu vấn đề áp lực lên môi trường, sức khỏe con người và biến đổi khí hậu.

Hầu hết doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp khai thác, chế biến thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, sản phẩm dệt, may mặc, da, giả da… đều có khả năng sử dụng các loại hóa chất, đặc biệt là hóa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs), hoặc các chất có khả năng tạo thành các POPs (các chất POPs phát sinh không chủ định, còn gọi là U-POP); chi phí đối với cộng đồng của các dạng hóa chất độc hại là rất lớn.

Do vậy, chu trình quản lý hóa chất và chất thải bền vững là hết sức cần thiết để tối đa hóa các lợi ích, đóng góp vào sự thịnh vượng của nhân loại. Kinh nghiệm cho thấy, quản lý chất thải được xem là trọng tâm của kinh tế tuần hoàn, hóa chất với kinh tế tuần hoàn là một nội dung lớn với những sáng kiến đang được áp dụng như “hóa chất cho một nền kinh tế tuần hoàn sạch để đảm bảo các hóa chất nguy hiểm và độc hại không tồn tại trong các sản phẩm tái chế; chuyển đổi từ việc bán hóa chất dưới dạng sản phẩm sang cho thuê dịch vụ; tái chế hóa chất thông qua chuyển đổi và xử lý chất thải; và thay thế hóa chất xanh cho các quá trình tuyến tính bằng áp dụng tuần hoàn hóa chất để bền vững hơn.

Hành động cần thiết và sự chuẩn bị của Việt Nam

Để giải quyết vấn đề quản lý hợp lý hóa chất và chất thải nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn. Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và Trái đất.

Công tác QL hoá chất, chất thải nhằm đạt được mục tiêu phát triển

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà cùng Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân tham dự Diễn đàn Berlin về Kinh tế Hóa chất và Phát triển Bền vững

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là cách thức để Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc tế trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường biến đổi khí hậu, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), hỗ trợ doanh nghiệp giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng, đồng thời tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân, cộng đồng và thế giới tự nhiên.

Việt Nam đã thể chế hóa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ Môi trường quy định kinh tế tuần hoàn là “mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm thiểu khai thác nguyên vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường”. Mục tiêu của chúng tôi khi chuyển dịch từ nền kinh tế tuyến tính (take-make-waste) sang nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) tập trung vào 3 trụ cột: i) thiết kế; ii) kéo dài vòng đời vật liệu và giảm rác thải, phát thải; iii) khôi phục hệ sinh thái.

Thứ nhất, tập trung vào thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm nhằm hạn chế tối đa khai thác nguyên liệu thô, á kim, phi kim, năng lượng, nhiên liệu hóa thạch, sinh khối, đồng thời loại bỏ chất thải và chất ô nhiễm trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm từ thiết kế, khai thác, chế biến, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, thu gom, phân loại, xử lý chất thải, và khai thác lại chất thải. Thiết kế được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá quyết định 80% chất thải tạo ra trong nền kinh tế, nên Việt Nam cho rằng đây là khâu đột phá quyết định

Thứ hai, giữ cho các sản phẩm và vật liệu được lưu dùng tối đa trong nền kinh tế thông qua chiến lược 9R (Từ chối, Tiết giảm, Tái phân phối/tái sử dụng, Tu sửa, Tân trang, Tái sản xuất, Thay đổi mục đích, Tái chế, Thu hồi năng lượng, và Tái khai thác rác thải-Refuse, Reduce, Resell/reuse, Repair, Refurbish, Re-manufacture, Repurpose, Recycle, Recover Energy, Remine)

Thứ ba, thúc đẩy tái tạo và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên. Khi thực hiện kinh tế tuần hoàn, Việt Nam không chỉ hướng tới mục tiêu giảm thiểu khai thác nguyên liệu thô, nhiên liệu hóa thạch, rừng nguyên sinh, nguồn nước tự nhiên, và giảm thiểu rác thải, phát thải khí nhà kính, giảm thiểu chôn rác và đốt rác không thu hồi năng lượng, mà còn đặt mục tiêu tái tạo hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên đất, nước, rừng, biển, và đa dạng sinh học, bảo vệ sinh vật sống trên cạn, dưới nước. Đây cũng là mục tiêu của Liên hợp quốc và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc thực hiện một Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái từ 2021 tới 2030.

Công tác QL hoá chất, chất thải nhằm đạt được mục tiêu phát triển

Thúc đẩy tái tạo và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên đất, nước, rừng, biển, và đa dạng sinh học, bảo vệ sinh vật sống trên cạn, dưới nước.

Chính sách toàn diện mang lại cơ hội đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Hiện nay, trên thế giới các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp được coi là có thể đáp ứng yêu cầu về sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ mục tiêu phát triển bền vững SDGs. Đây là mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Cùng với đó, các Hiệp định, Thoả thuận toàn cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đề ra nhiều quy định về tiêu chuẩn phát thải chất thải, khí thải. Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

Việt Nam là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong việc hợp tác với UNDP, UNEP để triển khai thực hiện Công ước Stockholm, Basel, Rotterdam, Minamata, SAICM. Việt Nam là một trong số những quốc gia tham gia sáng lập Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G).

Ngày 8/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 102/2020/QH14 phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tại hai Hiệp định đều dành một chương riêng quy định về BVMT, phát triển bền vững (Chương 20 về Môi trường của CPTPP với 81 khoản; Chương 13 về Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA với 41 khoản). Theo đó, các quy định yêu cầu các bên tham gia có nghĩa vụ thực hiện cam kết về BVMT, đa dạng sinh học (ĐDSH) và biến đổi khí hậu (BĐKH), các thiết chế thực thi và giải quyết tranh chấp phát sinh. Để thực hiện 2 Hiệp định nêu trên và các Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ thực hiện hai Hiệp định, ngày 18/8/2020, Bộ TN&MT đã phê duyệt Quyết định số 1813/QĐ-BTNMT ban hành Kế hoạch thực hiện CPTPP và EVFTA, trong đó chú trọng triển khai các cam kết mang tính bắt buộc thực hiện.

Công tác QL hoá chất, chất thải nhằm đạt được mục tiêu phát triển

Để thúc đẩy quản lý hóa chất, chất thải cho phát triển bền vững, trước mắt Việt Nam tập trung cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020: Quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất trong việc thu hồi, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường…

Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong hoạt động quản lý chất thải rắn và giảm thiểu nhựa. Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn sửa đổi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 491/QĐ-TTg). Chiến lược đã nêu rõ cách tiếp cận tổng hợp về quản lý chất thải rắn theo đó cần tăng cường 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) trong khi hạn chế chôn lấp.

Chính phủ đã yêu cầu rà soát, đánh giá các mô hình phù hợp cho kinh tế tuần hoàn nhằm lồng ghép trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 10 năm giai đoạn (SEDS) 2021-2030 và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDP) 5 năm 2021-2025. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn nữa để ứng phó và ngăn chặn rác thải nhựa tràn vào đại dương tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng vào tháng 6 năm 2018.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng. Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt.

Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý hóa chất và chất thải nếu không chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thể chế, pháp luật, quy trình quản lý, điều kiện công nghệ, năng lực quản lý để phát triển một nền kinh tế tuần hoàn sạch sẽ dẫn đến những hệ quả lớn, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương trên thế giới.

Công tác QL hoá chất, chất thải nhằm đạt được mục tiêu phát triển

Việt Nam xác định bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Để đảm bảo quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, Việt Nam xác định bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Để thực hiện được yêu cầu đó, xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã thể chế hóa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ Môi trường quy định kinh tế tuần hoàn là “mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm thiểu khai thác nguyên vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường”.

Các quy định khác của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có vai trò thúc đẩy kinh tế tuần hoàn khác như EPR, phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, tín dụng xanh, trái phiếu xanh, … Ngoài ra, nhiều chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia đều hướng đến một hoặc nhiều mục tiêu của kinh tế tuần hoàn, thực hiện phát triển bền vững như Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn…

Để thúc đẩy quản lý hóa chất, chất thải cho phát triển bền vững, trước mắt Việt Nam tập trung cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020: Quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất trong việc thu hồi, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; phát triển công nghiệp môi trường, thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện môi trường…; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường (phát thải và công nghệ) tương đương với nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Thực hiện các giải pháp để chuyển đổi mô hình kinh tế như: điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải. Chú trọng ngay từ khâu quy hoạch, kế hoạch, thiết kế sản xuất, thiết kế sản phẩm để tăng cường kết nối chuỗi sản xuất tuần hoàn.

Việt Nam đã và đang phát động nhiều chương trình cung cấp thông tin và khuyến khích thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm mục tiêu thúc đẩy thiết kế sinh thái, thúc đẩy các quy trình kinh tế tuần hoàn, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững và nhằm đảm bảo rằng chất thải và ô nhiễm được ngăn chặn, các nguồn lực vốn tự nhiên được lưu giữ và sử dụng tối đa trong nền kinh tế./.

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img